Rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tháng tuổi có đáng lo ngại không?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tháng tuổi nói riêng và trẻ sơ sơ sinh nói chung là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng thậm chí có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, muối. Chính vì thế mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho trẻ để nhanh chóng khắc phục tình trạng này.

Những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tháng tuổi

Những năm đầu đời hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt nên rất dễ mắc các bệnh về rối loạn tiêu hóa. Không chỉ là nguyên nhân làm bé chậm lớn, rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời còn có thể gây tử vong.

Một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ trong giai đoạn này như:

– Tiêu chảy

Đây là hiện tượng phổ biến của trẻ nhỏ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng thậm chí có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, muối.

trẻ tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khá nguy hiểm

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần mỗi ngày và kéo dài không quá 14 ngày. Khi trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, chán ăn, không chịu chơi, hay bị nôn trớ. Ngoài ra, trẻ còn bị sốt, đầy hơi, chứng bụng, đi ra phân có máu và chất nhầy.

– Nôn trớ

Đây là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tháng tuổi nói riêng và trẻ nhỏ hay gặp phải  nói chung. Thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày qua đường miệng do sự gắng sức của cơ thể. Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ là do trẻ bú quá no, thời gian bú giữa các cữ bú quá gần, hoặc do bú sai tư thế, do núm vú quá to hay quá nhỏ hay có thể là bị không chịu loại sữa mới.

Ngoài ra, hiện tượng nôn trớ còn do teo tắc đường ruột, teo thực quản hay do đại tràng bị phình bẩm sinh…

– Táo bón

Hiện tượng táo bón khiến trẻ không đi ngoài thường xuyên, vài ba ngày trẻ mới đi ngoài một lần, phân cứng, khô rắn và đóng khuôn, bụng trẻ bị cứng và đau, mỗi lần đại tiện rất khó khăn, vì vậy, trẻ thường biếng ăn, chậm lớn hay đau bụng nôn trớ và thường quấy khóc.

rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi bị nôn trớ

Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để phòng tránh các bệnh về rối loạn tiêu hóa, mẹ cần cho bé ăn uống khoa học, cho bé bú nhiều lần trong ngày, các cữ bú không quá gần nhau, không cho trẻ bú quá no, cho trẻ bú đúng tư thế và nên cho trẻ ngủ đủ giấc.

Khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc uống nước điện giải cùng chế độ ăn uống khoa học, tránh tình trạng để trẻ mất nước nặng. Với trẻ bị táo bón, mẹ cũng nên tăng cường cho trẻ uống nước, ăn nhiều rau xanh, quả chín, chọn loại sữa công thức có nhiều chất xơ, đồng thời tăng cường vận động cho trẻ.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tháng tuổi khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được khám và kịp thời chữa trị.

Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh không thể giải quyết bằng cách đơn giản là ăn nhiều chất xơ như người lớn. Đối với những trẻ đang bú mẹ nên cho trẻ bú bình thường, thậm chí nên tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì trong sữa mẹ có chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể tốt cho trẻ. Mẹ cho trẻ bú cũng cần chú ý đến thực đơn của mình để không gián tiếp gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa cho con.

trẻ bú mẹ

Tăng cường cho trẻ bú mẹ để cải thiện rối loạn tiêu hóa

Đối với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên hạn chế sữa động vật và đường lactozo, vì sữa có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn cho thể cho bé uống sữa với điều kiện pha loãng ra. Cho trẻ uống từ từ, từng chút một. Mẹ nên chú ý chọn loại sữa có nhiều chất xơ cho trẻ và không nên đổi sữa cho con liên tục, vì điều này dễ làm cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khi trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ. Men vi sinh giúp trẻ bổ sung các vi khuẩn có lợi nhằm tạo nên sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh và tiết độc tố.

Đối với rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tháng tuổi, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả cho bé.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa do rất nhiều nguyên nhân gây ra (do miễn dịch, do chế độ dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, loạn khuẩn do dùng kháng sinh,…) vì thế cha mẹ nên tìm hiểu rõ những nguyên nhân này để có hướng xử lý sáng suốt. Những triệu chứng táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, đầy bụng,… kéo dai nhiều ngày dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng –  là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ không nên chủ quan và xử lý qua loa.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc