Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ chấm dứt nếu mẹ làm đủ những điều này!

Con bị đi ngoài sống phân, con 3 ngày chưa đi nặng, con đi ngoài phân chua, tiêu chảy… đều là các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Nếu không xử lý kịp thời, rối loạn tiêu hóa có thể để lại hậu quả như: trẻ kém hấp thu, biếng ăn, còi xương, chậm lớn… Mẹ hãy làm đủ những điều này nếu muốn con chấm dứt ngay tình trạng rối loạn tiêu hóa nhé!

Xem thêm:

Điểm mặt các “thủ phạm” gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Táo bón, tiêu chảy, phân sống, chướng bụng đầy hơi… đều là những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Và dưới đây là những “thủ phạm” khiến trẻ mắc rối loạn tiêu hóa:

Rối loạn tiêu hóa do sức đề kháng kém

Với trẻ nhỏ, các cơ quan vẫn chưa hoàn thiện chức năng, sức đề kháng còn kém nên trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Các hại khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể từ đường ăn uống, hô hấp. Khi đó, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ xảy ra.

nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh

Khi trẻ điều trị kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Bởi bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì kháng sinh cũng loại bỏ cả các lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ do chế độ ăn không hợp lý

Không ít bà mẹ cho con ăn những đồ ăn chứa nhiều protein, dầu mỡ…với tâm lý muốn con nhanh tăng cân, nhưng không ngờ lại khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy… Đó là do hệ tiêu hóa của con vẫn chưa hoàn thiện, không thể nào hấp thụ được hết tất cả thức ăn.

Rối loạn tiêu hóa do tiếp xúc với môi trường nhiễm khuẩn

Trong môi trường sống có rất nhiều vi khuẩn, bé chơi đồ chơi, tiếp xúc với các con vật hay đồ dùng bám vi khuẩn, sau khi đi vệ sinh không rửa tay… chính là nguy cơ tiềm ẩn gây rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa do trẻ mắc các bệnh lý

Rối loạn tiêu hóa cũng là triệu chứng của một số bệnh lý thường gặp như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột… ở trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thêm một số biểu hiện như đầy bụng khó tiêu, chán ăn, kém ăn…

Cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Khi trẻ có một trong những dấu hiệu như: tiêu chảy, táo bón, phân sống, nôn trớ, chán ăn…mẹ  nên thực hiện những điều dưới đây:

+ Cho trẻ ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như: cháo, bột…, chia nhỏ ra thành nhiều bữa trong ngày.

+ Khi trẻ táo bón cần bổ sung lượng chất xơ và vitamin cần thiết thông qua chế độ ăn nhiều rau quả.

+ Cho trẻ uống nước hoặc bổ sung nước điện giải khi trẻ bị tiêu chảy.

+ Không cho trẻ ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ, vì không chỉ gây khó tiêu mà có thể khiến tình trạng táo bón và tiêu chảy nặng hơn.

+ Vệ sinh môi trường sống của trẻ, đặc biệt những đồ đạc trẻ hay tiếp xúc như: đồ chơi, giường, bàn ghế…luôn sạch sẽ.

+ Bổ sung men vi sinh khi trẻ rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn đường ruột hoặc sử dụng kháng sinh dài ngày.  

Điều chỉnh chế độ ăn uống khi trẻ rối loạn tiêu hoá

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi có các triệu chứng này

Trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa kèm theo các dấu hiệu như:

– Trẻ bị nôn ói liên tục

– Trẻ không chịu ăn uống

– Trẻ đau bụng liên tục hoặc đau thành từng cơn

– Phân có lẫn nhầy hoặc máu

– Trẻ quấy khóc hoặc li bì mệt mỏi

– Các dấu hiệu không thuyên giảm sau 7 ngày

Cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị hiệu quả. Không tự ý bổ sung thuốc cho con khi chưa có ý kiến từ bác sĩ.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về cách loại trừ rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Mẹ hãy tham khảo để giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhé! 

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc