Trẻ đi ngoài phân xanh: Nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ đi ngoài phân xanh có thể do nhiều nguyên nhân, thậm chí cảnh báo bệnh nhiễm trùng hệ tiêu hóa ở bé. Vì vậy, để biết phân của trẻ đi ngoài có màu xanh, mẹ cần hiểu rõ được tình trạng của trẻ thông qua màu phân trong bài viết sau đây.
Ngoài ra, việc nắm vững được những thay đổi về cấu trúc, số lượng và màu sắc phân có thể là một cách để nhận biết được tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của bé.
Mục lục
I. Tại sao trẻ đi ngoài phân xanh?
Dưới đây là những gì bạn cần biết về hiện tượng trẻ đi phân xanh, nguyên nhân của tình trạng này và khi nào bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sỹ.
1. Màu sắc phân do chế độ ăn của trẻ
– Khi bé được một vài ngày tuổi, bé sẽ chuyển từ giai đoạn đi ngoài phân su (phân có màu xanh đen) sang giai đoạn đi ỉa ra phân trông giống như mù tạt và có màu hơi xanh.
– Khi bé lớn hơn một chút, thì chế độ dinh dưỡng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp lên màu sắc và cấu trúc phân của bé. Màu bình thường của phân sẽ có sắc từ vàng nâu cho đến màu nâu sáng.
Phân trẻ sơ sinh có những đặc trưng riêng
– Những bé được cho ăn chế độ ăn giàu chất sắt hoặc ăn những thực phẩm bổ sung sắt sẽ đi ngoài ra phân có màu xanh đậm. Nếu bạn vẫn đang cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, phân của bé sẽ có màu vàng do chất béo từ trong sữa mẹ.
Đôi khi, những bé đang bú mẹ đi ngoài phân xanh vì một vài lý do sau đây:
2. Trẻ đi ngoài phân xanh do thức ăn của mẹ
Nếu mẹ ăn nhiều rau hoặc ăn uống những thực phẩm có màu xanh, ví dụ như soda và nước uống thể thao, thì màu sắc sữa mẹ và cả màu sắc phân của bé cũng sẽ thay đổi theo màu sắc đồ ăn của bạn.
3. Do bé đang bị ốm
Nếu bé bị đau bụng và bị nhiễm virus đường tiêu hóa, thì tình trạng này có thể sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất phân của bé, đặc biệt là nếu bé cũng bị tiêu chảy.
Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những bé đang bú sữa công thức, tình trạng thường thấy là trẻ đi ngoài phân màu xanh đậm.
4. Bé nhạy cảm hoặc dị ứng một một loại thực phẩm trong chế độ ăn của mẹ
Phân của bé có thể sẽ có màu xanh hoặc có một lớp nhầy nếu bé nhạy cảm với một thành phần nào đó trong chế độ ăn của mẹ.
Chế độ ăn của mẹ cũng có thể là nguyên nhân
Bé cũng có thể sẽ dị ứng với một loại thuốc mà bạn đang uống. Trong những trường hợp này, phân xanh và nhầy thường đi kèm với các triệu chứng khác về đường tiêu hóa, về da hoặc các vấn đề về hô hấp.
Ngoài ra, tình trạng bé đi phân xanh cũng có thể xảy ra ở những trẻ lớn hơn khi được cho tiếp xúc với một loại thức ăn mới hoặc có thể là do uống sữa công thức.
5. Mất cân bằng sữa đầu – sữa cuối cữ bú hoặc cho bé bú quá nhiều
Nếu mẹ có quá nhiều sữa, thì bé có thể sẽ bú sữa đầu cữ bú nhiều hơn là sữa cuối. Sữa đầu là sữa loãng hơn, thường có ít chất béo và có hàm lượng lactose cao hơn sữa tiết ra ở cuối cữ bú. Do vậy, bé có thể sẽ tiêu hóa lượng sữa đầu này rất nhanh, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra nước, phân màu xanh và có bọt hoặc nhầy.
Khi bé lớn hơn và bắt đầu ăn dặm, thì việc trẻ đi ngoài phân xanh có thể sẽ lại xuất hiện một lần nữa. Khi trẻ mới lần đầu tập ăn các loại đậu và rau, đặc biệt là rau bina, thì có thể bé sẽ đi ngoài ra phân xanh.
II. Màu sắc phân của trẻ như thế nào
Tùy theo màu sắc mà phân có thể báo hiệu những bệnh lý hoặc tình trạng thiếu chất ở trẻ nhỏ. Chính vì thế mà bậc cha mẹ nên tìm hiểu qua và nắm vững những cách nhận biết bệnh thông qua màu phân của trẻ sau đây.
1. Màu vàng tươi
Khi nhận thấy phân trẻ bú mẹ hoàn toàn có màu vàng tươi thì cha mẹ nên vui mừng bởi đó mới chình là màu sắc bình thường của chất thải. Phân màu vàng tươi thì đồng nghĩa với việc trẻ khỏe mạnh và đường ruột hoạt động tốt.
2. Màu phân xanh và thể lỏng
Phân trẻ có màu xanh và lỏng là cơ chế bình thường ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, với những trẻ có độ tuổi trên 3 tháng thì đi ngoài phân xanh lỏng là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Lúc này, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện nhanh chóng.
Phân màu xanh cũng là 1 dấu hiệu bất thường
3. Màu đỏ
Nếu trẻ không ăn các loại thực phẩm có màu đỏ thì xác định màu đỏ có trong phân trẻ là máu. Khi mắc bệnh lý nứt kẽ hậu môn hoặc bị trĩ (hiếm) thì trẻ sẽ đi ngoài kèm máu nên phân có màu đỏ tươi.
Tuy nhiên, phân có màu đỏ và kèm chất nhầy thì là biểu hiện của bệnh viêm đại tràng, trực tràng. Càng nguy hiểm hơn nếu đi ngoài ra máu và kèm theo cơn đau bụng dữ dội thì cần phải đưa trẻ đi cấp cứu vì có thể là do tắc ruột.
4. Màu nâu
Phân có màu nâu là báo hiệu cho chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh bú mẹ hoặc bú sữa công thức thì phân có màu vàng hoặc vàng lẫn trắng.
5. Màu đen
Mom ơi, Đừng quá lo lắng khi trẻ đi ngoài với phân màu đen nhé. Trước hết, hãy xem lại chế độ ăn uống hiện tại của bé.
Với những trẻ đang dùng chất sắt thì phân màu đen là bình thường, còn trẻ không dùng sắt mà phân vẫn đen thì cần đưa đến bác sĩ để xét nghiệm ngay.
Gặp bác sỹ để làm rõ nguyên nhân nếu bé đi ngoài phân màu đỏ, trắng,..
6. Màu cam
Phân màu cam là kết quả của việc cha mẹ cho trẻ ăn nhiều quá và dạ dày không thể tiêu hóa thực phẩm. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thường là tầm 6-7 tháng tuổi, bởi vì hệ tiêu hóa của trẻ còn quá yếu và nhạy cảm.
6. Màu trắng
Rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng cần nên biết rằng trẻ đi ngoài phân trắng là do một số bệnh về gan và túi mật.
( → Xem thêm: Trẻ đi ngoài phân màu trắng có nguy hiểm không?)
III. Cách xử lý khi phân của bé có màu xanh?
Mom ơi nhớ này, nếu bé vẫn vui vẻ, khỏe mạnh và tăng cân đều, thì tình trạng đi ỉa phân xanh của trẻ sẽ không đáng lo ngại.
Thông thường, trẻ nhỏ sẽ đi ị ra phân xanh vào một thời điểm nào đó trong đời và tình trạng này thường sẽ không gây nguy hiểm.
Mẹ nên theo dõi tình trạng đi ngoài của trẻ để có biện pháp khắc phục kịp thời
Nguyên nhân chính là do phân đi qua ruột quá nhanh, do vậy, dịch mật (có màu xanh) không có đủ thời gian để hấp thu ngược trở lại cơ thể.
Ngoài ra, hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua kèm phân xanh cũng rất hay gặp, mẹ nên lưu ý để sớm phát hiện và có hướng xử lý kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.
1. Kiểm tra lại việc cho trẻ bú mẹ
Với trẻ mới sinh, nếu tình trạng phân trẻ có màu xanh đen kéo dài trên 5 ngày thì bạn nên kiểm tra lại việc cho bé bú và tình trạng tăng cân của bé.
2. Đảm bảo trẻ uống đủ nước
Trong rất nhiều trường hợp, bé ị phân xanh sẽ đi kèm theo triệu chứng tiêu chảy. Trong những trường hợp này, hãy đảm bảo rằng trẻ đã uống đủ nước để tránh bị mất nước.
Nên cho bé uống nhiều nước
Nếu trẻ bị tiêu chảy và đi ngoài phân xanh kéo dài trong vài ngày không giảm, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa.
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Trẻ bị tiêu chảy hay đi ngoài phân xanh đen thì mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ đối với trẻ lớn hẳn và chú ý đến dinh dưỡng của mẹ nếu trẻ đang còn bú bởi thức ăn chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng bất thường phân khi trẻ đại tiện.
Thông qua màu sắc phân, các mẹ có thể đánh giá được phần nào tình trạng sức khoẻ của trẻ. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử trí phù hợp.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.