Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa?

Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ thường mắc triệu chứng rối loạn tiêu hóa khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Đặc biệt đến giai đoạn trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên hơn. Nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào?

Ăn dặm là giai đoạn thú vị của mỗi trẻ

Những lý do khiến trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kể từ tháng thứ 6 sẽ bắt đầu ăn dặm. Lúc này trẻ sẽ có nguy cơ mắc chứng rối loạn tiêu hóa cao hơn và có thể khẳng định rằng bất cứ trẻ nào đều trải qua ít nhất một lần.

Sự thay đổi đột ngột: Chuyển từ giai đoạn bú sữa mẹ sang giai đoạn phải tiêu hóa thức ăn khiến hệ tiêu hóa phải choáng váng. Bước đầu hệ tiêu hóa phải làm quen với các loại thức ăn dặm như bột hay trái cây thì tất nhiên nó sẽ phản ứng lại và chưa thể tiêu thụ chúng được. Chính vì thế gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, đau bụng và tiêu chảy,…

Cho trẻ ăn nhiều thịt, chất đạm cũng khiến hệ tiêu hóa quá tải và dễ bị rối loạn.

Hoặc cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi: Trẻ dưới 6 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn rất kém nên việc bổ sung bất cứ thứ gì ngoài sữa đều không tốt. Việc cha mẹ cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn này sẽ làm cho trẻ có nguy cơ rối loạn tiêu hóa thường xuyên hay thậm chí là nguy hại đến tính mạng.

trẻ ăn dặm trên 6 tháng

Thời điểm trẻ ăn dặm tốt nhất là từ 6 tháng tuổi

Ép trẻ ăn: Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất với người Việt là do cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều. Họ luôn có suy nghĩ rằng ăn nhiều để mau lớn nên cứ ép trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Điều này làm cho dạ dày bị quá tải và không thể tiêu hóa, gây chướng bụng, đau bụng và tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

Cần phải làm gì khi trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa

Bù nước nhanh chóng: Ngay khi phát hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì cha mẹ phải bổ sung nhiều nước cho trẻ. Bởi vì tình trạng tiêu chảy, nôn mửa khiến trẻ bị mất nước.

phòng ngừa trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa

Cải thiện chế độ ăn uống cho trẻ

Bạn cũng có thể nhận ra biểu hiện thiếu nước của trẻ thông qua các đặc điểm như khô môi hay số lần đi tiểu, màu sắc làn da, nước tiểu. Bù nước cho trẻ cũng phải đúng cách, cho trẻ uống chậm chậm từng muỗng, mỗi lần khoảng 7 muỗng cà phê nước, không nên cho trẻ uống 1 lần quá nhiều nước.

Nước ép cà rốt: Đây là loại thức uống rất tốt nếu như trẻ bị tiêu chảy, nó có thể làm sạch ruột và cầm tạm thời chứng tiêu chảy cấp.

Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu (cháo, súp) với số lượng tăng dần lên để dạ dày làm quen với các loại thực phẩm mới.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong giai đoạn ăn dặm mẹ nên điều chỉnh lại dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và nhu cầu ăn của bé.

Đồng thời sử dụng men vi sinh bổ sung các chủng lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khắc phục tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân bất thường.

Nếu như tình trạng trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ vì có thể là bệnh đường tiêu hóa mãn tính.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc