Trẻ bị đau bụng, đầy bụng mẹ cần nghĩ ngay đến những nguyên nhân này

Trẻ bị đau bụng, đầy bụng tuy rất thường gặp nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể coi nhẹ, chủ quan được. Mặc dù việc chẩn đoán bệnh ở trẻ không hề dễ dàng tuy nhiên mẹ có thể nghĩ ngay đến những nguyên nhân sau để có hướng xử lý đúng đắn.

Các nguyên nhân gây đau bụng, đầy bụng ở trẻ

Các bệnh lý liên quan đến đau bụng, đầy bụng ở trẻ có thể biến hóa khôn lường từ vô hại đến cực kỳ nguy hiểm, chính vì vậy mà cha mẹ được chủ quan với những cơn đau này.

Dưới đây là một số trường hợp thường gặp nhất liên quan đến chứng trẻ bị đầy bụng, đau bụng ở trẻ:

+ Đau bụng cấp

Đau bụng cấp là tình huống đáng lo ngại nhất mà bé có thể mắc phải với các triệu chứng như sau:

– Cơn đau dữ dội, mặt tái mét, vã mồ hôi

Trẻ đau bụng với các mức độ khác nhau

–Bụng cứng, bụng đau khi sờ đến hoặc lúc co cơ thành bụng

– Đau bụng có kèm ói mửa, chất ói có màu xanh rêu hoặc nâu, đen

– Sức khỏe toàn thân suy kiệt, bé có biểu hiện hoặc lừ đừ hoặc hốt hoảng, mất kiểm soát

Những bệnh đau bụng cấp mà trẻ thường gặp nhất gồm có: viêm ruột thừa, lồng ruột, tắc ruột,… nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời bằng các biện pháp điều trị chuyên khoa (phẫu thuật) sẽ có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ.

+ Trẻ bị đau bụng, đầy bụng do ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng điển hình của đau bụng do ngộ độc thức ăn là kèm theo nôn, tiêu chảy, có khi phân lẫn máu. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn còn có thế khiến bé sốt và ớn lạnh.

Trẻ sốt và ớn lạnh do ngộ độc thực phẩm

Tùy vào diễn biến của bệnh và mức độ nắm vững cách thức xử trí của gia đình mà có thể chọn giữa việc chăm sóc tại nhà hoặc đưa bé đến cơ sở y tế để chữa đầy bụng cho trẻ.

+ Đầy bụng, đau bụng do nhiễm trùng

Với những cơn đau bụng hoặc đầy bụng mới chỉ xuất hiện vài ngày thì nguyên nhân thường gặp nhất là do hệ quả của các bệnh nhiễm trùng như viêm amidan, viêm phổi, sốt rét, viêm gan hoặc nhiễm trùng đường tiểu.

+ Trẻ bị đau bụng giun

Khi cơn đau bụng dù không quá quằn quại nhưng dai dẳng và trở đi trở lại trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, thường không khu trú tại một vị trí nhất định nhưng sẽ tập trung ở khu vực quanh rốn cha mẹ có thể nghĩ ngay đến tác nhân giun đũa.

Trẻ đau bụng giun

+ Do chế độ ăn uống

Đau bụng ở trẻ cũng có thể xuất phát từ việc ăn với lượng quá nhiều cùng một lúc hoặc không cân đối thành phần dưỡng chất, thừa đạm, tinh bột và thiếu chất xơ. Trường hợp này, kèm theo cơn đau bụng, bé còn có thể bị đầy hơi và táo bón.

Biện pháp xử lý khi trẻ bị đau bụng, đầy bụng

Với những nguyên nhân nghi ngờ do bệnh dựa vào đối chiếu triệu chứng, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y  tế để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh, đúng phương pháp.

Khám và chẩn đoán bệnh

Bác sỹ khám và chẩn đoán bệnh

Dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào thì nguyên tắc chung trong việc xử lí với những cơn đau bụng ở trẻ là không được tùy tiện cho bé sử dụng thuốc, nhất là thuốc giảm đau hoặc kháng sinh nhằm tránh làm “nhiễu” triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.

Một vài nguyên nhân do thực phẩm gây đau bụng nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng một số biện pháp như: trị đầy bụng bằng củ hành, củ tỏi; massage bụng khi trẻ bị đau bụng,đầy bụng; chườm nóng,…

Để ngăn chặn những cơn đau bụng, đầy bụng thì việc bổ sung men vi sinh cho hệ tiêu hóa của trẻ luôn được khỏe mạnh là điều rất cần thiết.

– Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

– Phòng và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc do dùng thuốc kháng sinh dài ngày.

– Bổ sung vi chất và các acid amin thiết yếu cho cơ thể, giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng cường hấp thu dưỡng chất.

– Giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, nâng cao sức đề kháng.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc