Trẻ bị giun kim: Nguyên nhân – Dấu hiệu – Cách điều trị hiệu quả!

Trẻ bị giun kim được xem là vấn đề mà rất nhiều cặp bố mẹ cảm thấy lo lắng. Trên thực tế, việc bị nhiễm loại ký sinh này sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe của bé. Vậy trên thực tế, bé nhiễm giun kim có thực sự nguy hiểm hay không? Có cách nào để điều trị hiệu quả tình trạng này cho trẻ? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây để có được cho bản thân mình câu trả lời chính xác nhất!

I. Giun kim là gì?

Giun kim (Enterobius Vermicularis) là loài giun này sở hữu thân hình bé nhỏ, màu trắng, sống ký sinh trong ruột, bạn có thể tìm thấy chúng ở trong phân hoặc hậu môn của trẻ nhỏ.

Thông thường giun đực sở hữu chiều dài từ 2 đến 5cm, bên cạnh đó, chúng có phần gai sinh dục dài khoảng 70mm.

Còn giun cái sẽ có kích thước khoảng 9 đến 12mm. Mỗi lần sinh sản, giun cái sẽ để từ 4.000 đến 20.000 trứng và chúng sẽ chết ngay sau khi đẻ xong.

Trẻ ở bất cứ độ tuổi nào cũng đều có thể mắc giun kim. Tuy nhiên, độ tuổi phổ biến nhất sẽ ở các bé trong giai đoạn sơ sinh, mầm non và tiểu học.

Nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị giun kim là do lây nhiễm ký sinh trùng giun kim qua đường ăn uống, các vật dụng trong nhà. Bên cạnh đó, những tói quen xấu của trẻ như: Mút tay, không rửa tay trước khi ăn,…. cũng được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến bé nhiễm giun kim.

II. Dấu hiệu của trẻ bị giun kim

Việc nắm được các dấu hiệu bị nhiễm giun kim ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ giúp các mẹ có cách xử lý và điều trị kịp thời. Các triệu chứng thường gặp của trẻ khi bị nhiễm giun kim bao gồm:

1. Bé bị ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn, đặc biệt là về ban đêm được xem là triệu chứng nổi bật nhất của trẻ bị giun kim.

Nguyên nhân của tình trạng này là do giun thường đẻ trứng vào vị trí nếp nhăn của hậu môn về đêm, sau đó, ấu trùng giun kim cử động, đồng thời tiết ra chất gây ngứa, khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc.

bé bị giun kim

Ngứa hậu môn là triệu chứng điển hình khi bé bị nhiễm giun kim

Thời điểm này, mẹ có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn của bé khi quan sát bằng mắt thường.

2. Thấy ấu trùng giun trong phân của trẻ

Khi trẻ có dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn, ngoài việc xem trực tiếp, các mẹ cũng có thể kiểm tra xem phân của trẻ có ấu trùng của giun kim hay không.

Khi bị nhiễm giun kim, bên cạnh việc trong phân có chứa ấu trùng, bé còn gặp thêm 1 số hiện tượng như: Đi ngoài phân nát hoặc lỏng, có thể dính thêm máu, chất nhầy trong phân.

3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Ăn không tiêu, lười ăn, trẻ bị nôn trớ thường xuyên, hay đau bụng cũng được xem là dấu hiệu của trẻ khi gặp phải các vấn đề liên quan đến giun kim.

trẻ bị giun kim chui vào vùng kín

Vì vậy, khi trẻ gặp phải các hiện tượng này, mẹ cũng nên lưu ý kiểm tra để phát hiện kịp thời, tránh để quá lâu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

III. Giun kim ở trẻ có nguy hiểm không?

Vì lo sợ giun kim khi chui vào cơ thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé nên rất nhiều mẹ đặt câu hỏi trẻ bị giun kim có nguy hiểm không? Theo đánh giá của chuyên gia, trẻ bị nhiễm giun kim kéo dài nếu không được điều trị kịp thời  có thể gây ra nhiều biến chứng sau:

1. Thiếu máu 

Khi trẻ bị nhiễm giun kim trong thời gian dài, việc thường xuyên gặp các vấn đề như: Đi ngoài ra máu, chảy máu hậu môn,… lâu dần sẽ khiến trẻ bị mất máu.

Hậu quả của tình trạng này là bé sẽ hay bị chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi,…

2. Gây chậm lớn

Khi bị nhiễm giun kim, niêm mạc ruột của trẻ sẽ bị tổn thương và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Đây chính là nguyên nhân khiến bé ăn không ngon, biếng ăn và hậu quả là trẻ bị chậm lớn, suy dinh dưỡng.

3. Gây nguy hiểm nếu chui vào vùng kín bé gái

Đối với các bé gái, việc giun kim chui từ hậu môn vào âm đạo không chỉ gây ra tình trạng ngứa ngáy mà còn khiến bé gặp phải các vấn đề nguy hiểm như: Viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiểu tiện.

4. Bị giun kim liên tục làm bé viêm ruột thừa

Một số biến chứng nguy hiểm hơn đối với bé bị giun kim có thể kể đến tình trạng viêm ruột thừa cấp tính ở trẻ. Ngoài ra, nếu giun đi sang các cơ quan khác như: Thực quản, bàng quang,… cũng có thể gây ra viêm nhiễm ở các vị trí này.

giun kim ở trẻ sơ sinh

5. Ảnh hưởng tới thần kinh

Việc thường xuyên ngứa ngáy hậu môn, đau bụng sẽ khiến bé bị bứt, khó chịu,…. lâu ngày sẽ khiến trẻ bị kích thích và suy nhược thần kinh.

Hậu quả bé sẽ ngủ ít, khó ngủ, ngủ không ngon và sâu giấc, hay giật mình và dậy quấy khóc về đêm, thậm chí là đái dầm.

Vậy trẻ bị giun kim phải làm sao để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm? Mẹ hãy đến với phần cách điều trị giun kim ở trẻ nhỏ để biết câu trả lời.

IV. Cách điều trị giun kim ở trẻ

Trẻ bị giun kim ở hậu môn có thể được bác sĩ chỉ định chữa trị bằng cách sử dụng thuốc đặc trị như: Albendazol, Mebendazol, Pyrantel.

Tuy nhiên, thuốc trị giun kim cho trẻ em mebendazole và albendazole chống chỉ định dùng chữa giun kim cho bé dưới 2 tuổi, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu, người nhiễm độc tủy xương, người mẫn cảm với Benzimidazole, người bị suy gan, suy thận.

Tốt nhất để đảm bảo an toàn, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua và sử dụng thuốc trị giun kim cho bé.

V. Cách phòng ngừa giun kim hiệu quả nhất

Để phòng ngừa giun kim ở bé gái và bé trai, mẹ nên thực hiện một số phương pháp sau theo khuyến cáo của Cục Y Tế Dự Phòng – BYT:

+ Tránh để cho tay vào miệng mút.

+ Cho trẻ ăn chín, uống sôi.

+ Cắt tỉa móng tay cho bé thường xuyên.

+ Rửa tay cho bé bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

trẻ sơ sinh bị giun kim

+ Mẹ cần rửa tay sạch sẽ và các vật dụng trước khi chế biến đồ ăn cho bé.

+ Không mặc quần ở đũng cho trẻ, vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày cũng là cách phòng ngừa trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị giun kim hiệu quả.

+ Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, chăn màn, giường chiếu và quần áo của trẻ sạch sẽ.

+ Trẻ từ 2 đến 12 tuổi nên tẩy giun định kỳ 2 lần/năm.

+ Sau khi dùng tay bắt giun kim cho trẻ, mẹ cần rửa sạch tay với xà phòng.

Trẻ nhỏ chưa biết cách phát hiện bệnh và phòng bệnh giun kim nên các mẹ cần chủ động tìm hiểu và nắm được các thông tin để bảo vệ con mình. Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường do giun kim gây ra, nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc