Trẻ bị nôn trớ phải làm sao? Khi nào cần đưa bé đến viện?

Nôn trớ là hiện tượng không xa lạ đối với trẻ em, tuy nhiên, việc trẻ bị nôn trớ nhiều một cách bất thường lại được xem là vấn đề mà bố mẹ cần hết sức quan tâm, lưu ý. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân, cũng như cách xừ lý, phòng ngừa hiện tượng nôn trớ ở bé, từ đó giúp bố mẹ có được những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc con yêu!

I. Tìm hiểu chung về hiện tượng trẻ bị nôn trớ

Nôn là hiện tượng thức ăn ở trong dạ dày bị đẩy lên trên thực quản, sau đó trào ra miệng có áp lực.

trẻ bị nôn trớ

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Còn trớ là từ dân gian thường sử dụng, là hiện tượng xảy ra rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trên thực tế, đây là hiện tượng trào ngược dạ dày, khiến sữa hoặc các thức ăn trào ra khỏi khóe miệng của bé.

Em bé bị nôn trớ thường có biểu hiện và triệu chứng sau: 

– Sau khi ăn, thức ăn có thể trào ra khỏi miệng và cả vùng mũi.

– Trẻ khóc thét sau đó lịm đi do hít phải dịch gây khó thở.

– Khi kiểm tra mũi và miệng thấy cơ sữa, thức ăn.

II. Nguyên nhân khiến trẻ hay nôn trớ

Trẻ ăn hay bị nôn trớ là hiện tượng bình thường và rất phổ biến nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo của 1 loại bệnh lý nào đó.

Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân khiến bé nôn trớ nhiều lần trong ngày là điều rất quan trọng, giúp bố mẹ có cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả.

Các nguyên nhân chính khiến trẻ bị nôn nhiều lần bao gồm:

1. Nôn trớ, tiêu chảy do hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề

Trẻ bị nôn trớ và tiêu chảy là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bé đang không khỏe hoặc gặp vấn đề nào đó như: đau bụng; trào ngược thực quản, dạ dày,…

trẻ hay bị nôn trớ

Trẻ bị nôn trớ khi mọc răng do hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề

Nếu trẻ bị sốt nôn trớ đi ngoài do hệ tiêu hóa gặp vấn đề, bố mẹ không nên tự chữa trị tại nhà mà nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân để có phương pháp điều trị đúng đắn.

2. Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu

Đầy bụng, khó tiêu cũng là lý do tại sao trẻ bị nôn trớ sau khi ăn hoặc bú sữa mẹ. Ngoài nôn trớ thì trẻ bị đầy bụng, khó tiêu còn có một số biểu hiện khác như: Trẻ xì hơi liên tục, chướng bụng, đi tiêu ít, chán ăn, vặn mình…

Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng và khó tiêu là do có quá nhiều bọt khí trong dạ dày của bé.

3. Bé nôn trớ, đi ngoài nhiều lần do ngộ độc thức ăn

Trẻ bị nôn trớ đi ngoài do ngộ độc thức ăn thường sẽ khởi phát khoảng từ 2 đến 12 tiếng sau khi ăn phải thức ăn không đảm bảo chất lượng. Trẻ nôn liên tục khoảng 5 đến 30 phút/lần trong 12 giờ đầu.

trẻ em bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

Trẻ bị nôn trớ do ngộ độc thức ăn

Bên cạnh biểu hiện đặc trưng là bé bị nôn trớ sau khi ăn liên tục, khi trẻ bị ngộc độc cấp còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác như tiêu chảy, co giật, phát ban, sốt.

4. Em bé mới sinh nôn trớ liên tục trong ngày do ăn quá no

Trẻ mới sinh bị nôn trớ cũng có thể là do bé bú hoặc ăn quá no. Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe, dạ dày của trẻ mới sinh chỉ chứa được từ 7 đến 13 ml sữa; 6 tháng chứa được 60 đến 90ml, từ 6 đến 12 tháng có thể chứa được 200 đến 250ml. 

Nếu mẹ cho bé ăn vượt quá lượng sữa so với mức chứa của dạ dày thì trẻ thường hay bị nôn trớ khi ăn.

5. Trẻ bị nôn trớ nhiều do một số bệnh lý về đường ruột

Việc trẻ nhỏ bị nôn trớ nhiều cũng rất có thể là do bé bị mắc một trong các bệnh lý về đường ruột như viêm dạ dày, lồng ruột, viêm ruột, tắc ruột…

Khi mắc các bệnh lý này, ngoài triệu chứng nôn trớ nhiều lần, bé còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác như phát ban, sốt, quấy khóc, đau quặn bụng.

trẻ em bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

Khi trẻ bị nôn trớ vào ban đêm và ban ngày liên tục kèm theo các triệu chứng bất thường kể trên, bố mẹ nên đưa bé tới bệnh viện khám, không nên tự chữa trị và khắc phục tại nhà.

6. Trẻ bị nôn sau khi tiêm phòng

Bố mẹ nên đưa bé tới bệnh viện khi trẻ thường xuyên bị nôn trớ sau khi tiêm phòng kèm theo các dấu hiệu sau:

– Sốt cao trên 39oC và kéo dài trên 24 giờ.

– Uống thuốc hạ sốt nhưng không có nhiều tác dụng

– Trẻ bị kích thích và quấy khóc kéo dài.

– Mệt lả, li bì và hôn mê.

– Co giật,

– Bú kém, bỏ bú.

– Phát ban.

– Khó thở, thở nhanh.

– Môi và chi bị tím.

– Da nổi vân tím.

III. Trẻ bị nôn trớ nhiều sau khi ăn phải làm sao?

Đây là vấn đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm tìm hiểu, vì hiện tượng nôn trớ ở trẻ diễn ra thường xuyên và phổ biến. Dưới đây là cách xử lý trẻ bị nôn trớ mẹ có thể tham khảo: 

– Khi trẻ bị nôn trớ sữa hoặc thức ăn, mẹ hãy dùng khăn sạch lau và  quấn vào cổ của bé để phòng bé bị nôn trớ tiếp. 

– Đặt bé nằm ở tư thế kê cao đầu, đặt phần thân cao hơn phần dưới để tránh tình trạng trào ngược. Trường hợp trẻ bị nôn trớ sữa nhiều, mẹ nên đặt bé nằm nghiêng sang một bên để tránh làm bé hít phải chất nôn vào phổi.

trẻ bị nôn trớ sau khi tiêm phòng

– Không được bế xốc khi bé đang nôn, đây là hành động vô cùng nguy hiểm, làm tăng khả năng trào dịch nôn vào phổi của trẻ.

– Khi trẻ sơ sinh bị ho xong nôn trớ mẹ nên thay quần áo, súc miệng cho bé để  bé không bị khó chịu do mùi của chất nôn.

– Mẹ không nên nói to, quát mắng làm trẻ sợ hãi, quấy khóc và bị nôn nhiều hơn.

– Nếu mẹ không biết khi bé bị nôn trớ nên làm gì, trước hết hãy vuốt ngực và lưng nhẹ nhàng cho trẻ, việc này giúp bé cảm thấy dễ chịu, giảm cảm giác buồn nôn

– Trẻ bị nôn trớ tiêu chảy sẽ khiến cơ thể mất nước và điện giải, mẹ có thể bù lại lượng dịch đã mất bằng cách uống Oresol. Khi pha Oresol cần pha đúng theo chỉ định của nhà sản xuất và cho trẻ uống từng ít một.

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên và bé dứt hẳn cơn buồn nôn, lúc này mẹ có thể cho bé ăn trở lại như bình thường.

Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý mua và cho bé uống thuốc chống nôn khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. 

IV. Khi nào cần đưa trẻ đến viện nếu thường xuyên nôn trớ

Nếu đã áp dụng các phương pháp như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, tuy nhiên bé vẫn chưa dứt được cơn buồn nôn, thời điểm này, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần đưa trẻ đến viện nếu bé nôn trớ kết hợp với các triệu chứng như:

trẻ bị nôn trớ đi ngoài

– Trẻ tím tái, có cơn ngưng thở.

– Thở nhanh và co lõm nhiều.

– Khò khè, ho kéo dài.

– Trớ có theo dịch vàng, xanh hoặc máu.

– Quấy khóc, bứt rứt khó chịu.

– Tăng cân chậm.

– Trẻ bị nôn trớ sốt.

– Có dấu hiệu mất tri giác.

– Đau bụng quằn quại

– Có biểu hiện mất nước như: Tiểu ít, miệng khô.

– Nghi ngờ bé bị ngộ độc thực phẩm.

– Nôn ra mật hoặc máu.

– Trẻ bị kích thích hoặc ở trạng thái lơ mơ.

– Co giật.

– Trẻ bị nôn trớ liên tục trên 24 tiếng.

Sau khi thăm khám và xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn trẻ bị nôn trớ uống thuốc gì đồng thời tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

V. Cách phòng ngừa nôn trớ ở trẻ

Thay vì thắc mắc trẻ bị nôn trớ phải làm sao, mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế tình trạng trẻ bị nôn trớ nhưng không sốt bằng một số phương pháp sau:

1. Đối với trẻ sơ sinh

– Nếu không muốn trẻ em sơ sinh bị nôn trớ, mẹ không nên cho bé ăn hoặc bú quá no trong 1 lần. Thay vào đó, hãy chia nhỏ các bữa ăn của bé.

– Nếu bé bú sữa mẹ, mẹ nên chú ý cho bé bú đúng tư thế, phần đầu cao hơn phần thân. Sau khi bú xong, hãy để bé ít nhất 15 phút sau đó mới đặt nằm.

trẻ bị nôn trớ nhiều

– Nếu trẻ bú bình, mẹ cần cầm nghiêng bình sao cho sữa ngập hết phần cổ bình, tránh tình trạng bé nuốt phải nhiều không khí gây nôn trớ.

Vuốt lưng, vỗ ợ hơi cho bé sau khi ăn cũng là cách hạn chế trẻ uống sữa công thức bị nôn trớtrẻ sơ sinh bị nôn trớ quấy khóc sau khi bú mẹ hiệu quả. 

2. Đối với trẻ nhỏ

– Khi mới bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều, khiến bé sợ hãi mỗi khi ăn, thậm chí là nôn trớ sau khi ăn. Nên chia nhỏ các bữa ăn và mỗi lần ăn một ít, thời gian mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút.

– Hạn chế để bé chạy nhảy và đùa nghịch khi mới ăn xong, ít nhất là 20 phút để nôn trớ ở trẻ nhỏ không xảy ra.

– Nếu bé bị nôn trớ do cơ thể không dung nạp được sữa bò, mẹ có thể cho bé uống sữa đậu nành.

Từ đó, giúp làm giảm các vấn đề rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy do do dùng kháng sinh dài ngày hoặc loạn khuẩn đường ruột gây ra.

Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ sẽ ăn uống ngon miệng hơn và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Nếu vẫn còn thắc mắc về tình trạng trẻ bị nôn trớ, bạn có thể gọi trực tiếp tới tổng đài 18001125 (miễn cước gọi) để được dược sĩ tư vấn.

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc