Cha mẹ phải làm gì khi gặp triệu chứng trẻ bị sôi bụng?

Hiện tượng trẻ bị sôi bụng không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày và thường khiến cho không ít phụ huynh lo lắng. Để chấm dứt triệu chứng khó chịu này thì phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa.

trẻ bị sôi bụng

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi thấy trẻ bị sôi bụng

Tại sao trẻ bị sôi bụng?

Giai đoạn thường mắc chứng sôi bụng là từ 3 đến 18 tuần tuổi. Nhiều thống kế nghiên cứu cho thấy có đến 30% trẻ sơ sinh mắc chứng đầy bụng, khó tiêu và sôi bụng. Bác sĩ cho rằng nó là hiện tượng tự nhiên nên không cần quá lo lắng.

Những nguyên nhân dẫn đến chứng sôi bụng ở trẻ nhỏ

Trẻ bú sữa ngoài: Có thể tình trạng trẻ chưa quen với vị sữa mới, hay cách pha chế không hợp lý làm cho trẻ bị đau bụng kèm sôi bụng mỗi khi bú sữa. Ngoài ra, việc trẻ nuốt không khí vào quá nhiều cũng khiến sôi bụng.

trẻ bị ọc sữa nôn trớ 1

Trẻ sôi bụng do bú bình

Sôi bụng còn có thể do trẻ không thể hấp thụ chất lactose (có nhiều trong sữa bột, các sản phẩm từ sữa) bẩm sinh. Việc không thể hấp thu lactose sẽ khiến hệ tiêu hóa trẻ rối loạn, sôi bụng và tiêu chảy ngay từ lúc còn sơ sinh.

Dấu hiệu trẻ bị sôi bụng

Ngay sau khi bú sữa, trẻ sẽ bị xì hơi nhiều lần, nếu nặng thì bụng có thể phát ra âm thanh như tiếng nước nấu sôi. Đặc biệt, khi trẻ ăn sữa chua, hoặc các chế phẩm lên men từ sữa thì triệu chứng sôi bụng càng rõ ràng hơn.

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị sôi bụng?

Hạn chế cho trẻ sử dụng các chế phẩm từ sữa chứa nhiều lactose vì chất này sẽ gây ra chứng sôi bụng nếu như cơ thể không tiêu hóa được hết. Chỉ lựa chọn những chế phẩm từ sữa chứa ít đường lactose.

Mát xa bụng cho trẻ

Nếu trẻ sang giai đoạn ăn dặm thì cắt bớt khẩu phần sữa và áp dụng chế độ ăn dặm từ từ để cơ thể trẻ tự tiết ra men tiêu hóa phân hủy lactose. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ thông qua khẩu phần ăn đa dạng gồm rau xanh, thịt, tôm, cá, bò,…

Mát xa bụng cho trẻ thường xuyên để cải thiện nhu động ruột và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa cũng như góp phần tống chất thải ra ngoài nhanh hơn.

Nếu như khi trẻ bị sôi bụng nhưng vẫn chơi đùa bình thường và ăn ngon ngủ khỏe thì không cần lo lắng. Lúc này chỉ cần chú ý khẩu phần ăn, giảm sữa, tăng cường rau xanh, chất xơ, có  thể bổ sung thêm men vi sinh giúp ổn định tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu  ở trẻ.

 

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc