Đừng chủ quan với dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thủng ruột

Nếu như phát hiện tình trạng trẻ không sốt nhưng nước tiểu đục hoặc lợn cợn thì hãy nghĩ ngay đến việc trẻ bị thủng ruột – bàng quang.

trẻ bị thủng ruột

Trẻ bị thủng ruột – bàng quang cần được chữa trị nhanh chóng

Những trường hợp đáng lo ngại khi trẻ bị thủng ruột – bàng quang

Bác sĩ bệnh viên Nhi đồng kể lại rằng từng có bé trai 15 tuổi nhập viện do đi tiểu không phải bằng đường tiểu mà là đường hậu môn. Bệnh nhi này cho biết lúc đi học, bạn nghịch để cây bút dưới ghế nên không may cậu ngồi xuống và bị đâm vào hậu môn. Sau đó, cậu bé tự rút ra và về nhà thì đi tiểu ra máu và nước tiểu cũng rỉ ở hậu môn.

Kết quả sau khi chẩn đoán cho thấy cậu bé có nhiều cặn ở bàng quang và bộ phận này được nối thông với trực tràng bằng một đường 10mm. Nguyên nhân đi tiểu ra máu ở dương vật và hậu môn là do thủng trực tràng và bàng quang.

nguyên nhân trẻ bị thủng ruột

Nguyên nhân trẻ bị thủng ruột lo tổn thương vật lý hoặc bệnh lý ác tính

Một trường hợp khác, bé gái 6 tuổi nhập viện vì đi tiểu đục và lợn cợn trong vài tuần. Bé được điều trị bằng kháng sinh nhiều ngày nhưng bệnh lý không được cải thiện. Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu vẫn cứ diễn ra và có dấu hiệu nặng hơn.

Sau khi được bác sĩ bệnh viện Nhi đồng HCM làm xét nghiệm thì phát hiện ổ bụng trẻ có dịch, ruột thừa và bàng quang thủng lỗ nhỏ khoảng 2cm. Ngay lập tức, trẻ được khâu lại đoạn hở và bác sĩ cho biết đó là chứng thủng ruột thừa – bàng quang.

Chia sẻ của bác sĩ về chứng trẻ bị thủng ruột – bàng quang

lưu ý khi trẻ bị thủng ruột bàng quang

Trẻ đi tiểu cặn và lợn cợn khi bị thủng ruột – bàng quang

Nguyễn Hữu Chí – bác sĩ phụ trách khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh nhi đồng 1 cho bết thủng ruột – bàng quang là hiện tượng hai bộ phận này được nối thông bất thường. Nguyên nhân gây ra chứng trẻ bị thủng ruột – bàng quang là viêm ruột thừa, chiếm đến 50-70%. Ngoài ra, bệnh lý crohn chiếm 10%, bệnh lý ác tính chiếm 20% trong những nguyên nhân gây thủng ruột – bàng quang. Chưa kể, như trường hợp của bé trai trên là thủng ruột – bàng quang do bị tổn thương bởi dị vật.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nên bậc phụ huynh nên thận trọng quan sát biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ không sốt, không nôn mửa mà tiểu đục, lợn cợn hoặc ra máu tươi thì phải nghĩ đến chứng thủng ruột – bàng quang và đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Dù là bệnh lý hiếm gặp nhưng dựa vào siêu âm có thể chẩn đoán chính xác khi trẻ bị thủng ruột – bàng quang.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc