Trẻ đi ngoài có mùi chua là dấu hiệu bị bệnh gì?

Trẻ đi ngoài có mùi chua là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều mẹ khi sinh con đầu lòng. Trong bài viết này, Himita sẽ cùng các mẹ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này để có thêm kinh nghiệm chăm sóc con yêu nhé.

di-ngoai-co-mui-chua

Trẻ đi ngoài có mùi chua khiến các mẹ lo lắng

Nguyên nhân khiến phân trẻ đi ngoài phân có mùi chua

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân có mùi chua sẽ khác nhau:

  • Trẻ đi ngoài có mùi chua nguyên nhân có thể là do hàm lượng đường trong sữa, đồ ăn hay nước uống của trẻ không được tiêu hóa hết, khiến đường ruột bị kích thích.
  • Đối với trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, trẻ đi ngoài phân có mùi chua có thể do mẹ cho bé ăn quá nhiều tinh bột hoặc do tinh bột chưa được đun chín kỹ gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.

Trẻ đi ngoài có mùi chua là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không?

– Nếu trẻ đi ngoài 3 lần mỗi ngày nhưng cân nặng vẫn tăng bình thường và đều thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu phân của bé lỏng và có mùi chua, mẹ có thể sử dụng men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình hình. Song song đó, mẹ nên xem xét và xây dựng lại chế độ dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm thật kỹ để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ.

– Nếu trường hợp trẻ bị đi ngoài hơn 3 lần mỗi ngày, kết hợp triệu chứng phân có mùi chua, thối, có bọt sủi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng và nặng. Lúc này, việc bố mẹ cần làm là đưa bé đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.

tre-di-ngoai-phan-co-mui-chua-co-nguy-hiem-khong

Trẻ bị đi ngoài hơn 3 lần mỗi ngày, kết hợp triệu chứng phân có mùi chua, thối, có bọt sủi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng và nặng

Mẹ làm gì khi trẻ đi ngoài có mùi chua?

Vậy mẹ nên làm gì khi trẻ đi ngoài có mùi chua? Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho các mẹ khi có con bị đi ngoài phân có mùi chua:

+ Khi trẻ đi ngoài bị phân sống, có mùi chua, thối, phân có màu vàng và không đóng khuôn, mẹ hãy ngừng cho bé ăn nước cam và sữa chua ngay lập tức. Nếu trẻ có triệu chứng bị sốt, hãy đưa trẻ đến bác sĩ .

+ Nếu không muốn cho con uống thuốc Tây, mẹ có thể luộc chín cà rốt sau đó ép lấy nước cho bé uống. Tốt nhất nên cho bé uống nước ép cà rốt nguyên chất, không pha thêm sữa hoặc đường vì rất có thể trẻ đi ngoài có mùi chua là do lượng đường trong thức ăn chưa tiêu hóa hết.

+ Cân bằng lại chế độ ăn uống và khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Theo đó, mẹ cần hạn chế tối đa tinh bột, chất béo, dầu mỡ trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ.

+ Kiểm tra và xem xét vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong các món đồ ăn, thức uống của trẻ.

+ Trường hợp trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, nếu thấy trẻ đi ngoài có mùi chua, mẹ cần hạn chế ăn đường và tinh bột.

cach-xu-ly-khi-tre-di-ngoai-mui-chua

Cân bằng lại chế độ ăn uống và khẩu phần ăn hàng ngày của bé.

Thực đơn khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Dưới đây là thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé yêu của mình:

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi:

  • Nên cho bé bú mẹ hoàn toàn vì trong sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
  • Cho bé bú bất cứ khi nào trẻ muốn, kể cả ngày lẫn đêm.
  • Từ tháng thứ 5 trở đi, mẹ có thể suy nghĩ đến việc cho trẻ ăn thêm bột dạng loãng có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không được ép trẻ ăn, nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi:

  • Cho bé bú bất cứ khi nào bé có nhu cầu ăn.
  • Chuyển dần cho trẻ ăn bột loãng sang bột đặc, đảm bảo có nhiều chất xơ, ít chất béo và đường.
  • Cho trẻ ăn khoảng 3-5 bữa/ngày.
  • Bổ sung thêm các loại sinh tố hoa quả như chuối, hồng xiêm xen kẽ vào giữa các bữa chính.

Đối với trẻ trên 1 năm tuổi:

  • Nếu có điều kiện, mẹ hãy tiếp tục cho bé bú mẹ.
  • Bổ sung nhiều loại cháo giàu hàm lượng dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện.
  • Nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế các thực phẩm khó tiêu.
  • Không nên sử dụng các thức ăn chứa nhiều chất béo và đường vì sẽ khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bổ sung một số hoa quả tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ như hồng xiêm, chuối.
thuc-don-an-uong-cho-be-roi-loan-tieu-hoa

Thực đơn ăn uống cho bé bị rối loạn tiêu hóa

Khi thấy trẻ đi ngoài có mùi chua, bên cạnh việc chú ý điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, các mẹ có thể cho trẻ uống men vi sinh Himita. Men vi sinh Himita giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp phòng rối loạn tiêu hóa như: đi ngoài phân sống, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón…

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc