Trẻ kém hấp thu: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiệu quả

Rất nhiều mẹ lo lắng, áp lực vì con ăn mãi không lớn, còi cọc, chậm tăng cân. Các mẹ cho rằng trẻ kém hấp thu và tìm cách cải thiện khả năng hấp thu cho bé. Tuy nhiên, điều này có thực sự đúng? Mẹ đã hiểu rõ về tình trạng kém hấp thu ở bé chưa?

Bé chậm tăng cân có phải do hấp thu kém?

Tình trạng kém hấp thu ở trẻ là gì?

Kém hấp thu là tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn ít hơn so với bình thường. Chính vì vậy, dù ăn uống rất nhiều nhưng trẻ vẫn bị thiếu hụt các vitamin, protid, protein, lipid, khoáng chất, glucid và các dưỡng chất thiết yếu khác cho sự phát triển của cơ thể.

Việc thiếu hụt dưỡng chất sẽ kéo theo tình trạng thiếu hụt năng lượng gây ảnh hưởng tới các hoạt động của cơ thể. Nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, kém phát cân nặng và chiều cao.

Bên cạnh đó, việc không đủ dưỡng chất còn trẻ sẽ mệt mỏi, không tập trung trí óc, chậm chạp, kém thông minh và tự ti hơn so với trẻ bình thường. Thiếu dưỡng chất còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ miễn dịch, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp như viêm phổi, viêm họng, táo bón, tiêu chảy…

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết

Theo bác sĩ Anh Xuân – Trưởng khoa Nhi bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba – Bé kém hấp thu các dưỡng chất thường có những biểu hiện sau:

  • Tiêu chảy, táo bón.
  • Đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước, khối lượng nhiều, phân không mịn, mùi tanh, màu nhợt, có váng nổi trên mặt nước giống như mỡ.
  • Trẻ đau bụng, bụng căng chướng hoặc sôi bụng.

Bé bị đau bụng, chướng bụng

  • Trẻ mệt mỏi, thường xuyên uể oải, kém linh hoạt, ngủ không ngon giấc
  • Trẻ biếng ăn, sút cân, hoặc ngừng tăng cân, chậm phát triển chiều cao, nhẹ cân.
  • Hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh.

Những biểu hiện trên khá giống với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác như rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột… nên gây khá nhiều nhầm lẫn cho bố mẹ.

Nguyên nhân nào khiến trẻ kém hấp thu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ kém hấp thu như cha mẹ cho ăn bổ sung chất dinh dưỡng:

  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định hàng đầu đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Mẹ cần cân bằng đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm chất béo, nhóm chất đạm, nhóm đường bột, nhóm vitamin và khoáng chất sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, ăn ngon, hấp thụ tốt, tránh nguy cơ thiếu chất, còi xương suy dinh dưỡng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra khi trẻ ăn phải một số loại thực phẩm không đảm bảo an toàn hoặc do trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, các loại thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Thiếu Enzym: Enzym giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Do vậy, sự thiếu hụt enzyme sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu thức ăn của trẻ.
  • Bệnh lý: Trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, bệnh về đường ruột, nhiễm giun sán, các loại ký sinh trùng… cũng là những nguyên nhân làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng trong ruột.

Một số bệnh lý đường ruột khiến bé ăn không hấp thu

Trẻ hấp thụ kém nên ăn gì?

Một số món ăn dưới đây sẽ giúp cha mẹ nhanh chóng cải thiện tình trạng bé không hấp thụ chất dinh dưỡng:

Cháo chim cút

Chim cút rất giàu đạm và khoáng chất có tác dụng tăng cường hấp thu hiệu quả. Mẹ có thể cho bé ăn cháo chim chút khi trẻ được 15 tháng tuổi.

– Nguyên liệu cần có: 300g thịt chim cút, 30g gạo nếp, 50g gạo tẻ, 30g vỏ quýt khô.

– Cách nấu: Làm sạch thịt chim cút, cho vào ướp cùng chút nước mắm trong khoảng 20 phút. Xay vỏ quýt thành bột rồi cho vào bụng chim cút. Vo sạch gạo tẻ và gạo nếp. Cho chim chút cùng gạo vào ninh cho đến khi chín mềm và sánh lại là được.

Cháo cua biển cà rốt

Cua biển rất giàu vitamin và kẽm, không chỉ có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch mà còn giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. 

– Nguyên liệu cần có: 20 cua thịt, 20g ngô bắp và 20g cà rốt.

– Cách nấu: Trước tiên, mẹ cho cua vào luộc với một chút xả và gừng. Khi cua chín vớt ra nước lạnh để thịt giữ được vị ngọt rồi gỡ thịt cua ra.

Tách ngô lấy hạt, rồi cho vào xay nhuyễn cùng với 90ml nước, sau đó lọc bỏ bã. Cho nồi nước ngô lên bếp đun cùng cà rốt cho đến khi nhừ. Xào thịt cua với chút hành phi thơm. Đổ súp ngô cà rốt vào bát sau đó rắc thịt cua lên trên và hoàn thành món ăn.

Cháo cà rốt cua biển

Cháo đậu xanh nấm trứng

– Nguyên liệu cần có: 30g gạo, 1 quả trứng gà, 20g đậu xanh bỏ vỏ, 20g nấm rơm.

– Cách nấu: Đậu xanh nấu mềm, tán nhuyễn. Nấm rơm rửa sạch cắt hạt lựu. Gạo vo sạch cho vào nấu chín mềm. Tiếp đó, cho cháo vào nấu cùng đậu xanh, sau đó cho nấm và trứng gà đun trong khoảng 3 phút là được.

Cháo lươn khoai môn 

Không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt lươn vừa có tính mát, bổ, rất thích hợp với các bé kém hấp thu, chậm tăng cân.

– Nguyên liệu cần có: 200g thịt lươn, 100g khoai môn, 100g gạo, 1 thìa cà phê hành tím, rau mùi.

– Cách nấu: Gạo vo sạch rồi cho vào nấu với 1 lít nước. Tiếp tục cho khoai môn vào nấu cùng đến khi chín nhừ. Lươn làm sạch, rút bỏ xương rồi đem ướp với chút nước mắm và hạt tiêu. Phi thơm hành tím rồi cho thịt lươn vào xào săn lại. Đổ thịt lươn vào nồi cháo và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Trẻ hấp thụ kém phải làm sao? [BẬT MÍ] 6 bí quyết giúp bé hấp thụ thức ăn tốt nhất

Để cải thiện tình trạng trẻ kém hấp thu, bố mẹ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Ăn đủ không thừa hoặc thiếu

Tuy theo cân nặng và độ tuổi của trẻ mà có chế độ ăn vừa đủ. Dựa vào mức độ hoạt động của con bạn mà đề ăn khẩu phần ăn giúp bù đắp năng lượng tiêu hao của trẻ. Không nên so sánh trẻ này với trẻ kia vì tùy thuộc vào từng trẻ mà phải có khẩu phần ăn khác nhau.

giai-phap-khac-phuc-tinh-trang-tre-kem-hap-thu

Tuy theo cân nặng và độ tuổi của trẻ mà có chế độ ăn phù hợp

Bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng

Không nên cho trẻ ăn duy nhất hoặc phần nhiều 1 loại thực phẩm mà trẻ thích. Như vậy sẽ gây rối loạn cân bằng chất. Muốn trẻ tăng cân thì phải đảm bảo đủ chất đạm, béo và vitamin. Ngoài ra, bổ sung đa dạng thực phẩm còn giúp cơ thể trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng dễ và nhanh hơn. Chưa kể, nó có thể kích thích vị giác và ăn ngon miệng hơn.

Đặc biệt, cần thay đổi thực đơn thường xuyên nhưng cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (chất đạm – chất béo – đường bột – vitamin và khoáng chất) để giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cân tốt hơn.

Chia nhỏ bữa ăn

Không nên cho trẻ ăn nhiều và chỉ tập trung bữa chính, cha mẹ cần chia nhỏ bữa ăn của trẻ. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp cho hệ tiêu hóa làm việc một cách ổn định, không bị dồn nén hay phải làm việc quá nhiều, quá tải trong 1 thời gian. Điều này cũng sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu của ruột, cải thiện hấp thu dinh dưỡng tối đa.

Tăng cường thực phẩm dễ tiêu hóa

Các món canh, hầm, cháo, soup… là món ăn mà bạn nên bổ sung cho trẻ khi trẻ gặp phải tình trạng hấp thu kém. Bên cạnh đó, hãy cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả hơn trong ngày.

tang-cuong-thuc-pham-de-tieu

Các món canh, hầm, cháo, soup… là món ăn mà bạn nên bổ sung cho trẻ khi trẻ gặp phải tình trạng hấp thu kém

Cho trẻ vận động hàng ngày

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, để khắc phục tình trạng trẻ kém hấp thu, bố mẹ nên cho trẻ vận động hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Bố mẹ có thể cho bé tập đá bóng, ném bóng, tập nhảy, leo trèo, chạy nhảy hoặc tham gia bất kỳ công việc hàng ngày nào bé có thể làm…

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc