Trẻ mọc răng biếng ăn: Những điều mẹ chưa biết!
Giai đoạn trẻ mọc răng biếng ăn không còn xa lạ gì, tuy nhiên, làm thế nào để cải thiện sớm tình trạng biếng ăn khi trẻ mọc răng thì không phải Mom nào cũng rõ ràng.
Mục lục
Triệu chứng khi trẻ mọc răng
Thông thường khi đến tháng 6 trẻ mọc răng, kết hợp với giai đoạn tập ăn dặm, tập tiếp xúc với thức ăn mới lạ nên nhiều mẹ thấy bé không chịu ăn, lười uống sữa, trẻ sụt cân, dễ ốm sốt ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời.
Mọc răng gây ra cảm giác khó chịu khiến trẻ biếng ăn ngoài ra còn có các dấu hiệu khác khiến trẻ biếng ăn hơn như:
-Lợi (nướu) sưng, đỏ, thậm chí viêm và gây đau cho trẻ.
– Bé thường chảy dãi nhiều hơn
– Thậm chí còn sốt, nổi hạch
– Trẻ thường cho tay ngậm mút hoặc gặm đồ vật vì ngứa răng.
– Trẻ hay quấy khóc, cáu gắt, mất ngủ.
Nếu con có các biểu hiện nêu trên thì chắc chắn bé đang chuẩn bị mọc răng và đang mọc răng. Các mẹ nên chuẩn bị sẵn tinh thần để cùng con “đối mặt” và “chiến đấu” nhé.
Vì sao trẻ mọc răng biếng ăn?
Sự thật là bé không hề muốn bỏ ăn nhưng những cảm giác khó chịu khi mọc răng là những nguyên nhân chính khiến bé biếng ăn.
Để răng có thể nhô ra ngoài, nướu các bé thường bị sưng, vài bé còn bị viêm, tấy đỏ, thậm chí là bị loét nên sẽ rất đau.
Ngoài ra, cằm quanh miệng bé có thể nổi ban, bé có thể sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa, rôm sảy, ho, sổ mũi… chưa kể nước miếng tiết liên tục để làm mát dịu nướu sưng của bé. Vì những lý do này, bé muốn ăn cũng rất khó khăn.
Khi mọc răng, enzyme trong cơ thể trẻ sẽ tập trung cho việc hỗ trợ để răng nhô ra khỏi lợi nên sẽ dẫn đến việc trẻ biếng ăn do thiếu enzyme tiêu hóa thức ăn.
Trẻ mọc răng và biếng ăn trong bao lâu?
Thông thường trẻ bắt đầu mọc răng từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên răng có thể mọc bất cứ thời điểm nào, chiếc răng đầu tiên có thể xuất hiện khi trẻ bước sang tháng thứ 3 xuyên suốt đến tháng thứ 15, phổ biến nhất là từ 4 đến 9 tháng tuổi.
Đó là quá trình hình thành bộ răng đầu tiên, gọi là răng sữa, răng mọc lên và phá vỡ các nướu răng.
Tuy không phải là bé sẽ lười ăn trong suốt thời kỳ mọc răng nhưng các mẹ cũng nên biết về thời gian trong từng thời kỳ:
– Đầu tiên là thời kỳ mọc 2 răng: Thời kỳ đâu tiên này sẽ mất khoảng từ 4 đến 8 tháng.
– Thời kỳ mọc nhiều răng hơn: Thời kỳ này sẽ kéo dài lâu hơn, trong khoảng từ 8 tháng đến 1 năm.
– Thời kỳ mọc 6 đến 8 răng: Sẽ kéo dài trong khoảng từ 9 tháng đến khoảng 13 tháng.
– Cuối cùng là thời kỳ mọc răng hoàn thiện: Lúc này bé sẽ mọc từ 12 đến 20 răng.
Trẻ mọc răng bao lâu thì hết sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ cũng như khả năng chống chọi với những triệu chứng khó chịu trong giai đoạn mọc răng. Sau khi răng đã mọc được lên thì tình trạng khó chịu, lười ăn sẽ dần hết.
Cách chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào là đúng ?
Trẻ biếng ăn khi mới mọc răng là tình trạng phổ biến mà bé nào cũng gặp phải. Tuy nhiên biếng ăn sẽ càng tồi tệ hoặc có xu hướng chuyển sang biếng ăn kéo dài ngay cả khi bé đã vượt qua giai đoạn mọc răng. Vậy khi trẻ mọc răng cha mẹ cần chăm sóc như thế nào cho đúng cách?
Vệ sinh miệng và lợi cho bé mọc răng
– Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi những thay đổi trong khoang miệng của con. Vệ sinh lợi, nướu trẻ bằng khăn mềm và nước sạch. Việc làm này nhằm chuẩn bị cho thời kỳ mọc răng của bé không xảy ra những vấn đề về không tốt về răng miệng.
– Không nên để con ngậm bình sữa, núm vú cao su khi ngủ. Việc này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và phát triển trong khoang miệng trẻ.
– Nên cho trẻ uống nước lọc ấm sau khi bú và ăn xong.
Kích thích lợi để răng mọc dễ dàng
Khi trẻ biếng ăn vì mọc răng thì đồng thời cũng rất ngứa lợi. Mặc dù đang lười ăn, không chịu ăn nhưng bé lại rất thích cắn những đồ vật khác vì ngứa lợi. Lúc này cha mẹ nên đưa cho bé những vật mềm, nhẹ (Có thể thay thế bằng hoa quả). Việc này sẽ kích thích lợi và giúp răng của trẻ mọc dễ dàng hơn.
Thay đổi thức ăn phù hợp khi trẻ mọc răng bị biếng ăn
Trẻ mọc răng không chịu ăn, thường ăn ít hơn so với bình thường là điều rất dễ hiểu. Vì vậy các mẹ nên ưu tiên bổ sung những thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao hơn cho thực đơn hàng ngày của bé. Đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi.
Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của bé, bữa ăn cần đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột, chất đạm, chất béo, rau xanh) chế biến những món mà bé thích. Mẹ cần tránh những thức ăn cứng đặc, nên ưu tiên những món ăn mềm, xay nhỏ, nấu loãng như cháo, súp để bé ít phải nhai và dễ nuốt.
Nên cho bé ăn các loại thức ăn không dính và dễ ăn. Cũng cần lưu ý không nên cho trẻ ăn khi thức ăn còn quá nóng hoặc những đồ ăn quá lạnh. Vì chúng đều không tốt cho sức khỏe răng miệng của con.
Chơi với bé nhiều hơn để bé quên đi đau răng
Đây là giải pháp tuy đơn giản nhưng khá hiệu quả. Chắc chắn khi mọc răng bé sẽ lười ăn, hay quấy khóc hơn bình thường. Các bậc cha mẹ hãy thật kiên nhân chơi với con. Để con quên đi cơn đau khi mọc răng. Hạn chế để bé phải chơi một mình và không nên quát mắng ép con ăn các mẹ nhé.
Trẻ sốt mọc răng cần bình tĩnh xử lý
Khi trẻ mọc răng ngoài biếng ăn còn có thể bị sốt. Nếu bé chỉ sốt nhẹ thì các mẹ không cần cho con dùng thuốc. Thông thường bé sốt mọc răng mấy ngày sẽ tự khỏi.
Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ và bị đau nhiều. Cha mẹ nên cân nhắc cho bé dùng thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau. Tuy nhiên cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc để trẻ sốt quá cao.
Khi bé sốt mẹ nên dùng khăn ấm lau toàn cơ thể cho trẻ.
Trường hợp quan sát thấy trẻ quá đau nhức, bỏ ăn lâu, thường xuyên quấy khóc… Bố mẹ cần giữ thái độ thật bình tĩnh và đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để được điều trị, giúp giảm các triệu chứng khó chịu này.
Bé biếng ăn do mọc răng, mẹ có thể bổ sung các thành phần vitamin và khoáng chất từ thực vật dễ hấp thu cho trẻ, đồng thời nên sử dụng men vi sinh đặc biệt là trong những trường hợp trẻ mọc răng kèm rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh.
Các mẹ có thể mua sản phẩm này tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, kết hợp với cách chăm sóc như hướng dẫn trên, cùng con “chiến đấu” với tình trạng trẻ biếng ăn để bé vượt qua thời điểm này và luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.
Mọc răng là thời điểm rất đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ những năm đầu đời. Bố mẹ đừng quá lo lắng tình trạng trẻ mọc răng biếng ăn mà hãy thật bình tĩnh và kiên nhẫn cùng con vượt qua, đồng thời chú ý những thay đổi về sức khỏe của trẻ để có cách chăm sóc tốt hơn, phù hợp hơn nhất là việc ăn uống và ngủ nghỉ để đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.