Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi: Cách xử lý nhanh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi có thể dẫn đến nghẹt thở và gây nguy hiểm cho tính mạng. Đây là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, do vậy, các mẹ cần nắm rõ phương pháp xử lý để ứng phó kịp thời.

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị ọc sữa lên mũi?

Ọc sữa lên mũi là tình trạng phổ biến và hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính là do các van đóng, mở ở cổ họng của trẻ sơ sinh còn non yếu nên chưa thể hoạt động đồng bộ. Do vậy, khi trẻ vừa thở vừa nuốt sẽ dẫn đến hiện tượng sữa trào lên mũi.

tre-so-sinh-bi-oc-sua-len-mui

Ọc sữa lên mũi là tình trạng phổ biến và hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh dễ bị ọc sữa lên mũi hơn khi lỗ ở núm bình sữa quá to khiến sữa chảy nhanh; sữa mẹ quá nhiều; trẻ bị ho, hắt hơi hoặc cười khi bú; trẻ vừa bú vừa nằm ngủ; trẻ đói quá nên bú nhanh.

Đáng nói, trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như nhiễm khuẩn tiêu chảy, tắc ruột, lồng ruột. Chính vì vậy khi thấy trẻ bị ọc sữa mẹ cần theo dõi kỹ và sát sao để đưa bé đến bác sĩ điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh ọc sữa lên mũi có nguy hiểm không?

Nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị ọc sữa lên mũi và có dấu hiệu thở khó khăn thì là vấn đề rất đáng lo ngại. Sữa trào lên mũi nhiều sẽ gây kích ứng mũi, mũi sẽ bị đau nhức.

Không chỉ vậy, nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi một lượng lớn cùng lúc và thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, do thiếu lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Các bé sơ sinh khi bị ọc sữa lên mũi thường sẽ rất khó chịu dẫn đến quấy khóc. Điều này ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như các hoạt động khác của trẻ.

Thậm chí, đã có trường hợp hợp trẻ sơ sinh bị ngạt thở do bị ọc sữa lên mũi. Do đó bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan và xem nhẹ khi trẻ bị sặc sữa.

tre-so-sinh-bi-oc-sua-len-mui-co-nguy-hiem-khong

Nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị ọc sữa lên mũi và có dấu hiệu thở khó khăn thì là vấn đề rất đáng lo ngại.

Cách xử lý nhanh khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng ọc sữa lên mũi, các mẹ cần thực hiện theo đúng các bước sau đây:

  • Bước 1: Đặt trẻ ngồi thẳng lên để tránh bé nôn trớ. Nếu thấy trẻ bị ho thì có nghĩa là đường thở của trẻ chỉ bị tắc một chút. Mẹ nên lấy khăn mềm lau sạch sữa ở khu vực mũi của bé. Cho bé nghỉ ngơi một lúc rồi cho bé bú tiếp.
  • Bước 2: Nếu thấy trẻ thở khó khăn, mặt mũi bị tím tái, mẹ cần sử dụng dụng cụ để hút sữa khỏi miệng và mũi của bé ngay để làm thông thoáng đường thở. Đồng thời, gọi xe cấp cứu đưa bé tới ngay bệnh viện.
  • Bước 3: Nếu trẻ vẫn khó thở, mẹ hãy đặt bé nằm úp lên phần cánh tay, phần đầu cúi xuống đất. Tiếp đó, mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào lưng bé khoảng 5 cái/ lần. Sau đó lật bé trở lại xem bé đã thở lại được bình thường chưa.
  • Bước 4: Nếu trẻ vẫn chưa thể thở bình thường, mẹ cần tiếp tục thực hiện hô hấp nhân tạo cho bé.
cach-xu-ly-khi-tre-so-sinh-bi-oc-sua-len-mui

Nếu trẻ vẫn chưa thể thở bình thường, mẹ cần tiếp tục thực hiện hô hấp nhân tạo cho bé.

Phòng ngừa ọc sữa lên mũi ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Để phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi, khi cho bé bú sữa, các mẹ nên làm theo hướng dẫn dưới đây:

– Không nên cho trẻ bú khi quá no, nên chia nhỏ các cữ bú.

– Nếu trẻ bú mẹ, hãy cho trẻ bú hết bên phải rồi mới chuyển sang bên trái và ngược lại.

– Không nên cho bé bú quá 30 phút.

– Không để bé vừa khóc vừa bú.

– Không cho trẻ vừa nằm vừa bú rất dễ khiến trào ngược dạ dày, gây ọc sữa lên mũi.

– Sau khi bé bú xong, nên giữ bé ở tư thế vừa bú 15 phút sau đó mới chuyển sang tư thế khác. Tốt nhất mẹ nên giữ bé ở tư thế thẳng đứng sau khi vừa bú xong.

– Đối với trẻ bú sữa bình, mẹ cần lựa chọn loại núm vú phù hợp.

phong-ngua-tre-so-sinh-bi-oc-sua-len-mui

Đối với trẻ bú sữa bình, mẹ cần lựa chọn loại núm vú phù hợp.

Bé bị đầy bụng, rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

Bé bị đầy bụng có nên uống sữa? Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không là băn khoăn của rất nhiều mẹ đang nuôi con nhỏ.

Về vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sữa là thức uống rất bổ dưỡng và vô cùng cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, khi trẻ gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là khó tiêu, đầy bụng, mẹ chỉ nên cho trẻ uống sữa hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa đã được tách đường và tách béo. Lưu ý, mỗi ngày mẹ không nên cho trẻ uống quá 2 cốc sữa.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ nên tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ để chọn được loại sữa phù hợp nhất với hệ tiêu hóa của con.

Hướng dẫn cách pha sữa công thức không bị lên bọt

Pha sữa công thức bị lên bọt, pha sữa bị nhiều bọt là tình trạng rất nhiều mẹ gặp phải trong quá trình pha sữa cho con. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các mẹ cách pha sữa không có bọt:

  • Đổ nước sôi vào bình sữa.
  • Đợi 5-10 phút cho nước nguội đạt chuẩn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Tiếp đó mẹ đổ sữa vào rồi đậy nắp bình sữa.
  • Sử dụng 2 lòng bàn tay áp vào 2 bên thân của bình sữa rồi xoa đều.
  • Tuyệt đối không đổ sữa trước sau đó mới đổ nước vào sau.
  • Không dùng thìa, đũa để khuấy sữa hoặc lắc quá mạnh vì sẽ khiến sữa nổi nhiều bọt, cũng không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
cach-pha-sua-khong-sui-bot

Tuyệt đối không đổ sữa trước sau đó mới đổ nước vào sau.

Trên đây là những thông tin về việc trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi cũng như cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả. Hy vọng các mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

3/5 - (2 votes)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc