Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng phổ biến và nỗi ám ảnh với các mẹ bỉm sữa.  Nhưng nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh bị táo bón? Cách nhận biết và cách chữa trị thế nào thì không phải bố mẹ nào cũng nắm rõ. Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp các thông tin hữu ích về vấn đề táo bón ở trẻ sơ sinh nhằm giúp các mẹ có thêm kiến thức khi chăm sóc bé yêu.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón

Táo bón là tình trạng trẻ 3-5 ngày mới đi đại tiện một lần. Tuy nhiên, có nhiều trẻ 3 ngày mới đi đại tiện một lần nhưng phân vẫn xốp, mềm và đi ngoài dễ dàng thì chưa thể gọi là táo bón.

tre-so-sinh-bi-tao-bon

Trẻ đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, mặt đỏ lên và cáu gắt

Ngược lại, nếu trẻ 1-2 ngày đi một lần nhưng phân bết, keo dính và phải dùng sức rặn khi đi ngoài thì vẫn bị coi là bị táo bón.

Do trẻ sơ sinh không thể nói khi cảm thấy khó đi ngoài nên bố mẹ thường rất dễ hiểu nhầm về chứng táo bón ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, bố mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh dưới đây:

  • Trẻ đi đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, mặt đỏ lên và cáu gắt mỗi khi đi ngoài.
  • Khi xì hơi có mùi khó ngửi.
  • Phân của trẻ keo dính, bết, dây và như đất sét.
  • Bụng trẻ hơi phình, khó chịu, ậm ạch, sờ vào thấy cứng.
  • Trẻ ăn ít hơn, tăng cân chậm.
  • Trẻ hay quấy khóc, hay giật mình và ngủ không ngon giấc.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị táo bón?

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn:

– Do mẹ không kiêng cữ ăn uống sau sinh, mẹ ăn nhiều nghệ, gừng, mật ong, uống thuốc bắc; thường xuyên bổ sung các chế phẩm chứa canxi và sắt.

– Do chế độ ăn uống của mẹ ít rau củ quả và nước.

nguyen-nhan-tre-so-sinh-bi-tao-bon

Mẹ bị táo bón cũng là nguyên nhân gây tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

– Trẻ sơ sinh bị táo bón còn do bé bị ốm, sốt toát nhiều mồ hôi khiến cơ thể mất nước.

– Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho có chứa C0DEIN hay uống bổ sung canxi.

– Do ẹ lạm dụng thuốc  nhuận tràng, ngoáy hậu môn hoặc bơm thụt khiến trẻ thụ động khi đi đại tiện, phân chậm di chuyển và táo bón xảy ra nhiều hơn.

– Ngoài ra, mẹ bị táo bón cũng là nguyên nhân gây tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ uống thêm sữa công thức:

+ Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường dễ bị táo bón hơn so với bú sữa mẹ. Lý do là bởi sữa ngoài thường nóng và khó tiêu. Các loại sữa bổ sung canxi, sắt và giàu hàm lượng đạm giàu đạm thường có nguy cơ khiến trẻ sơ sinh bị táo bón cao hơn.

Trẻ bị táo bón do sữa bé uống không phù hợp

+ Mẹ pha sữa công thức không đúng theo tỷ lệ mà nhà sản xuất khuyến nghị. Nếu trẻ bị táo bón có thể là do mẹ pha sữa quá đặc.

+ Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị táo bón cũng có thể là do trẻ bị còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng gây giảm trương ruột và dẫn đến táo bón.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không?

Khi thấy trẻ bị táo bón, mẹ không nên quá lo lắng. Tình trạng táo bón ở trẻ là hoàn toàn bình thường nếu lâu lâu mới xảy ra một lần. Tuy nhiên, nếu trẻ bị táo bón thường xuyên và kéo dài từ 2 tuần trở lên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị vì trẻ đã bị táo bón mãn tính.

Táo bón khiến trẻ ăn ít hơn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể trẻ kém đi, khiến cân nặng tăng chậm, thậm chí là không tăng so với thời điểm không bị táo bón.

Đặc biệt, nếu trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài, phân trong cơ thể không được đào thải ra ngoài, một số chất độc ở trong phân có thể xâm nhập trở lại gây hại cho trẻ và dẫn đến phình đại tràng thứ phát hay bệnh trĩ.

tre-so-sinh-bi-tao-bon-co-nguy-hiem-khong

Táo bón khiến trẻ ăn ít hơn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể trẻ kém đi, khiến cân nặng tăng chậm

Giải pháp nào chữa táo bón cho trẻ sơ sinh?

Cơ thể trẻ sơ sinh còn rất yếu và non nớt, do vậy khi thấy bé bị táo bón, mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc. Thay vào đó, mẹ nên tham khảo một số giải pháp chữa trị táo bón ở trẻ sơ sinh an toàn dưới đây:

Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn:

– Mẹ nên xem xét lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình: Nên uống nhiều nước; ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi; tránh ăn các thức ăn “nóng” gây táo bón; nấu chín kỹ thức ăn…

– Tạm dừng uống canxi và sắt khi thấy trẻ sơ sinh bị táo bón.

– Xoa bụng cho bé mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút hoặc di chuyển 2 chân của bé theo kiểu đạp xe đạp để kích thích bé đi ngoài.

Đối với trẻ bú thêm sữa công thức:

– Việc đầu tiên mẹ có thể làm đó là hỏi ý kiến bác sĩ về việc đổi loại sữa khác cho con. Nên chọn các loại sữa có thành phần giống với sữa mẹ và có bổ sung chất xơ.

– Pha sữa đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, nên pha sữa với nước ấm, không pha với nước cơm, nước trái cây hay nước cháo.

– Ngâm chân của trẻ trong nước ấm để kích thích nhu động ruột.

– Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ bằng xi và massage bụng mỗi ngày.

Mát xa bụng bé nhẹ nhàng

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện 1 trong các triệu chứng dưới đây:

  • Phân cứng, có màu đen, trong phân có lẫn máu.
  • Trẻ bị đau bụng, chướng bụng, sờ tay vào thấy cứng.
  • Trẻ bị rách hậu môn.
  • Trẻ bị sụt cân nhanh.
  • Trẻ bị sốt, nôn, trực tràng bị sưng.
  • Trẻ không đi ngoài từ 5-10 ngày.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ không nên quá lo lắng mà tự ý mua thuốc cho bé uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên lạm dụng phương pháp thụt hậu môn vì có thể gây viêm nhiễm hậu môn, làm mất phản xạ đi ngoài tự nhiên ở trẻ, gây trầy xước và bỏng rát hậu môn, giảm đàn hồi cơ trơn hậu môn… Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, mẹ chỉ sử dụng thuốc và phương pháp thụt hậu môn khi được bác sĩ chỉ định.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc