Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Nếu bạn đang băn khoăn: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và kiêng ăn gì? thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi. Những hướng dẫn chi tiết từ các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp mẹ có thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích để giúp con nhanh chóng đẩy lùi tiêu chảy, có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh để phát triển toàn diện.

Dấu hiệu và nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là do rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột, dị ứng thực phẩm hoặc do khả năng dung nạp thức ăn của trẻ kém.

Mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị tiêu chảy qua các dấu hiệu sau:

  • Trẻ đi ngoài phân lỏng hơn so với bình thường.
  • Trẻ đi ngoài hơn 3 lần/ngày.
tre-so-sinh-bi-tieu-chay-me-nen-an-gi

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là do rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột, dị ứng thực phẩm

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

1. Chuối, táo, gạo và bánh mì: Đây là các thực phẩm và món ăn lành mạnh, ít chất béo, ít đạm, dễ hấp thu giúp trẻ nhanh khỏi tiêu chảy. Đặc biệt, trong chuối có chứa rất nhiều kali giúp duy trì chức năng của các tế bào và bù đắp chất điện giải cho trẻ.

2. Sữa chua: Lý do mẹ nên ăn sữa chua khi trẻ sơ sinh bị tiêu cảy đó là vì sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn.

3. Các loại rau, củ, quả: Khi bé bị tiêu chảy, mẹ nên ăn các thực phẩm chứa nhiều các loại vitamin và khoáng chất có trong rau, củ, quả nhằm tăng sức đề kháng, giúp trẻ chống lại bệnh tật.

4. Uống nhiều nước: Nếu mẹ đang băn khoăn trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì thì đừng quên uống nhiều nước. Việc mẹ uống nhiều nước sẽ đảm bảo cung cấp đủ sữa cho bé bú.

thuc-pham-me-nen-an-khhi-tre-bi-tieu-chay

Mẹ nên ăn táo khi trẻ bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên kiêng ăn gì?

Như vậy các mẹ đã biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì? Vậy khi trẻ bị tiêu chảy mẹ không nên ăn gì để tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Dưới đây là các thực phẩm và món ăn mẹ nên tránh xa theo lời khuyên chuyên gia:

– Thức ăn chưa chín, không đảm bảo vệ sinh: Thức ăn đường phổ, đồ ăn chưa chín, không đảm bảo vệ sinh; đồ ăn cũ hâm lại, những món ăn không rõ nguồn gốc, thực phẩm hết han sử dụng chứa rất nhiều vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng có hại. Do vậy, mẹ cần tuyệt đối tránh xa các món ăn và các loại thực phẩm này khi đang trong giai đoạn cho con bú.

– Chất kích thích: Các đồ ăn, thực phẩm và thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa mẹ. Vì vậy, mẹ hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng các thực phẩm này, nhất là khi trẻ đang bị tiêu chảy.

– Đồ ăn cay, nóng: Các món ăn cay, nóng, nhiều chất bảo quản, nhiều gia vị cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa mẹ và có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó để trẻ nhanh khỏi tiêu chảy, mẹ không nên các loại đồ ăn này.

– Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng: Đậu phộng, sữa, hải sản, đậu nành… là những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng rất cao cho bé. Thực tế, có nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng do mẹ “nghiện” ăn các món ăn này. Chính vì vậy, trong thời gian cho con bú, mẹ nên “quên” ngay các món ăn này.

khong-an-thuc-an-chua-chin

Mẹ không nên ăn thức ăn chưa chín, không đảm bảo vệ sinh khi đang cho con bú

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên làm gì?

Ngay khi phát hiện trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị tiêu chảy, mẹ cần áp dụng các  biện pháp dưới đây để đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này:

  • Tích cực cho trẻ bú hoặc uống nhiều sữa hơn so với bình thường để bù vào lượng nước trong cơ thể đã mất.
  • Ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, mẹ có thể cho bé uống thêm 100-200ml nước sôi để nguội/ngày.
  • Cho bé uống 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài.
  • Mẹ nhớ vệ sinh tay sạch sẽ khi cho con bú và khi thay tã.

Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không tự ý mua và cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc bừa bãi gây nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

cho-tre-bu-nhieu-hon

Tích cực cho trẻ bú hoặc uống nhiều sữa hơn so với bình thường để bù vào lượng nước trong cơ thể đã mất.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy xuất hiện một trong các dấu hiệu bất thường dưới đây:

  • Trẻ tiêu chảy trên 2 ngày, đã áp dụng một số phương pháp chữa trị mà không thuyên giảm.
  • Trẻ bị mất nước nặng: lưỡi, miệng khô khốc; mắt trũng, khóc không có nước mắt,…
  • Trẻ không thể ăn uống và bị nôn ói nhiều.
  • Trẻ bị sốt cao, từ 38.5 độ C trở lên.
  • Bụng trẻ bị đau khi ấn vào.
  • Phân của trẻ có lẫn máu.

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Nếu trẻ bú mẹ, mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, bổ sung đủ nước, chất xơ, vitamin, chất khoáng trong chế độ ăn uống hàng ngày.

– Nếu trẻ uống sữa công thức, mẹ cần vệ sinh bình sữa sạch sẽ,  sử dụng nguồn nước sạch khi pha sữa, rửa kỹ tay khi cho trẻ ăn và chăm sóc trẻ.

– Không cho trẻ sơ sinh uống thuốc kháng sinh bừa bãi, dễ gây ra tác dụng phụ là tiêu chảy.

khong-cho-tre-uong-khang-sinh-bua-bai

Không cho trẻ sơ sinh uống thuốc kháng sinh bừa bãi, dễ gây ra tác dụng phụ là tiêu chảy.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non nớt nên dễ bị tác động bởi các loại đồ ăn thức uống mà mẹ sử dụng. Chính vì vậy, mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình vừa đảm bảo vệ sinh vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng. Chắc chắn với những thông tin trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và kiêng ăn gì? cũng như cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng các mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc bé yêu tốt nhất.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc