Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có sao không? Giải pháp nào khắc phục hiệu quả

Xì hơi là hiện tượng hết sức bình thường ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và thối thì lại là điều khá bất thường. Việc đánh rắm 1 cách liên tục trong ngày có thể là những dấu hiệu sự bất thường liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ mà bố mẹ cần phải quan tâm. Để giúp các mẹ cảm thấy yên tâm hơn, nhãn hàng xin được giải thích kỹ lưỡng về vấn đề này ngay tại bài viết dưới đây!

I. Trẻ sơ sinh xì hơi (Đánh rắm) bao nhiêu lần là bình thường?

Đôi khi, việc để ý những vấn đề bình thường, ví dụ như: Trẻ xì hơi (đánh rắm) bao nhiêu lần trong ngày,…. cũng được xem là điều mà các bậc cha mẹ cần phải lưu tâm.

Trên thực tế, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, vì vậy, việc trẻ bị xì hơi quá nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy cơ quan này đang gặp vấn đề.

trẻ sơ sinh xì hơi nhiều

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nỗi lo của rất nhiều bố mẹ

Thông thường, mẹ sẽ không cần lo lắng nếu trẻ đánh rắm dưới 10 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ xì hơi nhiều trên 10 lần, kèm theo các vấn đề như nôn trớ, đầy hơi,… thì đây lại là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa đang không được khỏe mạnh.

II. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị?

Có rất nhiều yếu tố khiến trẻ sơ sinh xì hơi, đánh rắm nhiều lần trong ngày. Để giúp các mẹ hiểu rõ hơn, dưới đây chúng tôi xin gửi tới bạn 5 nguyên nhân chính nhất khiến bé bị đánh hơi liên tục.

1. Trẻ xì hơi nhiều và thối do thức ăn của mẹ

Đối với các bé bú sữa mẹ, nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ hay xì hơi chính là do chế độ ăn uống của mẹ.

Chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ sử dụng nhiều các thực phẩm và đồ uống như: Cà phê, trà, socola, đồ uống có ga, các món ăn nhiều gia vị… có thể khiến bé xì hơi to, thối và bị khó tiêu.

Để tránh tình trạng này, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày để nguồn sữa cho bé được tinh khiết và đủ dưỡng chất.

2. Tư thế bú sai khiến trẻ sơ sinh đánh rắm liên tục

Bình sữa không được trang bị van thông khí khiến bé nuốt phải nhiều bọt khí, trong quá trình ti bình hoặc tình trạng mẹ cho con bú không đúng tư thế cũng khiến trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều và thối nhưng không ị.

Khi trong bụng có nhiều bọt khí dư thừa, cơ thể bé sẽ đẩy ra ngoài bằng cách ợ hơi và đánh rắm. Do đó, mẹ sẽ thấy trẻ xì hơi nhiều sau khi bú mẹ hoặc bú bình.

trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều

Trẻ xì hơi nhiều và to do bú sai cách

Để khắc phục, các mẹ nên chú ý cho bé bú đúng tư thế với phần đầu cao hơn so với phần thân. Đối với các bé bú bình, mẹ nên chọn mua bình sữa có trang bị van thông khí để tránh tình trạng bé bị đầy hơi chướng bụng dẫn tới ợ hơi và đánh rắm sau khi bú.

3. Môi trường sống khiến bé hay xì hơi, sôi bụng

Việc sống trong môi trường ồn ào, náo nhiệt…. cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị đánh rắm nhiều và thối.

Ngoài ra, việc mẹ sử dụng quá nhiều các đồ chơi có âm thanh và ánh sáng cũng có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa của trẻ, gây tình trạng em bé sơ sinh xì hơi nhiều lần trong ngày.

4. Khẩu phần ăn dặm khiến trẻ xì hơi nhiều và khó đi ngoài

Đối với các bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm, việc trẻ đánh rắm thối và nhiều còn do chế độ cũng như khẩu phần ăn hàng ngày. Cụ thể:

+ Cho bé ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi): Đây là thời điểm các cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, vì vậy, trong giai đoạn này, bé cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Nếu phải ăn dặm trước 6 tháng tuổi, các cơ quan của bé có thể sẽ bị trục trặc khi hấp thu chất dinh dưỡng. Hậu quả là khiến bé đầy hơi, khó tiêu và đánh rắm nhiều mà không ị .

+ Thức ăn khó tiêu: Việc mẹ cho bé ăn quá nhiều thịt hoặc mỡ động vật khi mới ăn dặm sẽ khiến trẻ bị khó tiêu, gây ra hiện tượng đánh rắm nhiều và thối nhưng không ị. Do đó, nếu không muốn trẻ hay đánh rắm, mẹ nên để bé ăn các loại thức ăn giàu chất xơ, dễ tiêu.

trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều do thức ăn thức ăn khó tiêu, ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn

+ Thức ăn bị ôi thiu: Việc ăn các thực phẩm ôi thiu không chỉ khiến bé xì hơi nhiều, mà còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.

+ Nước uống: Mẹ cho bé uống nhiều các loại nước chứa nhiều Vitamin C như: cam, quýt cũng khiến trẻ đánh hơi thối nhiều.

III. Trẻ hay đánh rắm to và thối có sao không?

Việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ không phải là chuyện đơn giản và dễ dàng, bất kỳ thay đổi nào ở trẻ dù là nhỏ nhất cũng khiến các mẹ lo lắng. Chính vì vậy, rất nhiều mẹ muốn biết việc xì hơi nhiều ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bé.

Như chúng tôi đã nói ở trên, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và to vượt quá 10 lần mỗi ngày kèm theo các vấn đề như: Chướng bụng, quấy khóc… thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tới sức khỏe hệ tiêu hóa của bé.

trẻ sơ sinh hay xì hơi

Trẻ đánh rắm quá 10 lần mỗi ngày có thể gặp vấn đề về sức khỏe hệ tiêu hóa

Do đó, khi thấy trẻ xì hơi nhiều và kéo dài trong ngày, các mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ sơ sinh đầy bụng xì hơi gồm:

– Ấn vào bụng thấy cứng.

– Chướng bụng.

– Ợ hơi nhiều.

– Khóc thét và ưỡn người khi bế ngửa.

– Quấy khóc không ngừng.

IV. Cách điều trị tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều

Khi trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều mẹ có thể giúp bé yêu thoát khỏi tình trạng này bằng một số cách đơn giản ngay tại nhà như:

1. Thường xuyên massage giúp bé tránh đầy bụng

Nếu trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rặn xì hơi nặng mùi liên tục trong ngày, mẹ hãy dành thời gian massage cho bé , nhất là ở phần bụng và lưng.

trẻ sơ sinh xì hơi thối

Mẹ nên massage cho bé mỗi ngày

Cách thực hiện rất đơn giản:

– Mẹ có thể massage vùng bụng của bé bằng các đầu ngón tay và xoay theo chiều kim đồng hồ.

– Thực hiện trong khoảng liên tục như vậy trong khoảng 2-3 phút

Với phương pháp massage, mẹ không chỉ giúp bé giảm  các triệu chứng đầy hơi mà còn khiến bé cảm thấy thư giãn và kích thích lưu thông máu.

Lưu ý: Không nên massage ngay sau khi bé ăn.

2. Bổ sung lượng nước phù hợp cho bé

Với các trẻ đã trên 6 tháng tuổi, nếu gặp phải tình trạng xì hơi nhiều, mẹ bổ sung nước cho bé với liều lượng cho phép.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho bé uống thêm nước ép lê hoặc táo,… giúp nhuận tràng và ổn định hệ tiêu hóa của trẻ.

3. Chú ý tư thế khi cho em bé bú

Việc các mẹ để ý đến tư thế bú của con cũng được xem là lưu ý quan trọng, giúp tránh tình trạng trẻ xì hơi nhiều lần trong ngày.

Khi cho bé bú, mẹ cần để phần đầu của bé cao hơn với phần bao tử, điều này sẽ giúp sữa trôi xuống còn phần khí sẽ nằm ở trên, khi đó bé sẽ ợ được khí thừa ra ngoài, tránh được tình trạng đầy hơi.

bé sơ sinh xì hơi nhiều

Bên cạnh đó, với những bé đang bú bình, mẹ có thể chọn các loại bình có thiết kế núm vú chảy chậm hoặc có hệ thống van để kiểm soát được lượng sữa. Loại bình này giúp giảm thiểu tối đa vấn đềbé bị sặc hoặc nuốt quá nhiều hơi.

Lưu ý: Khi bú bình, các mẹ nên để bé ở tư thế năm nghiêng, tránh để tích nhiều khí trong bụng, gây xì hơi nhiều.

4. Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho mẹ và con

Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng lại hay vặn mình, đánh hơi nhiều, mẹ nên xem xét và thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày của mình để có nguồn sữa tốt cho con.

Theo đó, để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi to và nhiều lần, mẹ nên tránh ăn các thực phẩm như: Đồ ăn  ăn cay nóng; có mùi vị đậm; đồ ăn chế biến sẵn; chất ngọt nhân tạo; thực phẩm lên men; thức ăn bị ôi thiu và nhiễm khuẩn; cà phê, rượu bia, trà đặc; khoai tây, ngô, lúa mì, hành tây, măng tây, đậu lăng, bắp cải, củ cải, ớt xanh, cần tây,….

5. Tăng cường vận động để giúp bé không bị xì hơi nhiều

Tăng cường vận động cũng là cách giúp các cơ quan tiêu hóa của trẻ sơ sinh hoạt động một cách trơn tru, giúp trẻ dễ tiêu, ít bị đánh rắm hơn. Các mẹ chỉ cần năm lấy chân của em bé, sau đó di chuyển theo tư thế đạp xe đạp.

trẻ sơ sinh xì hơi có mùi thối

Mẹ có thể thực hiện thường xuyên động tác này mỗi ngày từ 2 đến 3 lần để giúp ổn định hệ tiêu hóa cho con, đồng thời giúp bé thấy thư giãn, thoải mái.

6. Tắm nước ấm cho trẻ

Khi trẻ sơ sinh sôi bụng và xì hơi nhiều, mẹ có thể dùng nước ấm tắm cho bé để giúp bé thấy thư giãn và dễ chịu hơn.

Nếu không muốn tắm, mẹ có thể dùng khăn bông mềm thấm nước ấm sau đó đắp lên vùng bụng để giúp bé thấy thoải mái hơn.

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc