Trẻ xì hơi nhiều lần trong ngày: Cha mẹ nên cẩn thận

Trẻ sơ sinh xì hơi, đánh hơi là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Nhưng nếu trẻ xì hơi nhiều lần trong ngày, thấy có mùi thối, nhưng không đi ngoài, đi ị được thì đây rất có thể là biểu hiện của vấn đề sức khỏe nào đó trẻ đang gặp phải?

Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây để lý giải được nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng này mẹ nhé!

Vì sao trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ịCha mẹ nên lưu ý khi thấy bé yêu xì hơi nhiều lần trong ngày

I – Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều lần trong ngày có tốt không?

Xì hơi (còn gọi là đánh hơi, đánh rắm) là một phản ứng bình thường của cả người lớn và trẻ em để thải khí ra khỏi ruột qua đường hậu môn.

Trẻ sơ sinh kể từ giây phút bắt đầu bú sữa mẹ, hệ tiêu hóa trẻ bắt đầu hoạt động thì sẽ xuất hiện dấu hiệu xì hơi. Khi trẻ no bụng, khí đầy trong bụng, nếu xì hơi, đánh hơi được, khí cũng từ đó thoát được ra ngoài, trẻ sẽ thấy nhẹ bụng, thoải mái, dễ chịu hơn.

Vậy với trẻ sơ sinh, một ngày xì hơi bao nhiêu lần là bình thường, bao nhiêu lần là bất thường?

Với trẻ khoẻ mạnh, bình quân mỗi ngày trẻ thường chỉ xì hơi, đánh hơi không quá 10 lần.

Còn nếu số lần xì hơi xảy ra quá nhiều lần trong ngày, khi xì hơi, phát ra tiếng lớn hơn bình thường, có mùi thối, nặng mùi nhưng trẻ không đi ị, đi ngoài sau đó, có trường hợp trẻ còn khóc to sau mỗi lần xì hơi, thì chứng tỏ trẻ đang gặp chút “rắc rối” về hệ tiêu hóa.

( Xem thêm: Bé đi ngoài có mùi tanh: Nguyên nhân và Cách xử lý )

II – Trẻ xì hơi nhiều lần trong ngày có sao không?

Bạn nên biết, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh từ 1, 2 hay 3 tháng tuổi còn rất non yếu so với hệ tiêu hóa người lớn, nên rất khó khăn để xử lí các thức ăn khó tiêu.

Cụ thể:

– Với trẻ bú sữa mẹ: Do chế độ ăn uống của mẹ chứa nhiều thực phẩm khó tiêu như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, có caffein (cola, trà, cafe và chocolate), ăn nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn,…Ngoài ra, có trường hợp bú sữa mẹ, hay lúc quấy khóc, trẻ nuốt vào nhiều không khí, khiến bụng đầy hơi, trướng bụng và xì hơi nhiều.

Vì sao trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị

– Với trẻ ở độ tuổi ăn dặm: Nếu trẻ ăn dặm khi quá sớm, hay các món ăn dặm mẹ chuẩn bị có thực phẩm khó tiêu, dễ khiến trẻ gặp những trục trặc ở hệ tiêu hóa, trong đó có xì hơi.

Nếu hiện tượng trẻ sơ sinh xì hơi, đánh hơi nhiều lần trong ngày, xì hơi thối, nhưng không đi ngoài, đi ị được. Ban đầu sẽ khiến trẻ bị đầy hơi, sau thức ăn ứ đọng trong ruột lâu ngày, dễ khiến trẻ bị táo bón, kém ăn, kém ngủ, hay quấy khóc, còn có thể gây độc ngược lại với cơ thể trẻ vì chất thải không được thải ra ngoài.

III – Cách giúp giảm thiểu chứng xì hơi nhiều ở trẻ sơ sinh

Tuy nhiên hiện tượng xì hơi nhiều không phải là bệnh lý, chỉ là những vấn đề rắc rối của hệ tiêu hóa trẻ, mẹ hãy thực hiện một số cách sau để giúp trẻ dễ chịu hơn:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Vì đa phần nguyên nhân khiến trẻ xì hơi nhiều là ở chế độ ăn uống của mẹ hoặc chế độ ăn dặm của trẻ chưa phù hợp. Mẹ hãy tránh hấp thụ những thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, ….

2. Chú ý khi trẻ bú sữa

Khi cho con bú, mẹ nhớ cho trẻ bú đúng tư thế, luôn giữ đầu trẻ cao hơn so với bao tử để sữa sẽ trôi xuống đáy bao tử còn khí thừa sẽ nằm ở trên, bé sẽ ợ ra ngay sau khi bú, hạn chế tình trạng đầy hơi.

Còn với trẻ bú sữa bình, mẹ cần lựa chọn bình sữa có thiết kế núm vú chảy chậm hoặc có hệ thống lỗ và van kiểm soát lượng sữa, tránh trẻ bị sặc và ngăn trẻ nuốt hơi. Khi cho bú, trẻ cũng cần bú ở tư thế bình sữa hơi nghiêng.

3. Massage bụng

Mẹ hãy nhẹ nhàng massage các bộ phận trên cơ thể con, tập trung nhiều phần lưng và phần bụng để giúp trẻ thư giãn, tăng cường sự lưu thông máu, trẻ dễ chịu, giảm đầy hơi.

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và thốiMát xa bụng trẻ nhẹ nhàng

( Xem thêm cách xử lý khi trẻ đi ngoài phân xanh TẠI ĐÂY )

!Lưu ý: mẹ không nên massage cho trẻ ngay sau khi bú hay ăn no.

4. Giúp trẻ vận động

Cho con nằm ngửa và mẹ hãy cẩn thận nắm lấy chân con và di chuyển như thể con đang đạp xe đạp, động tác đơn giản này sẽ giúp hệ tình trạng đầy hơi, xì hơi nhiều của trẻ thuyên giảm nếu thực hiện thường xuyên.

5. Chườm nước ấm

Mẹ có thể dùng một chiếc khăn thấm nước ấm, vắt thật khô rồi dùng chườm lên bụng trẻ để giúp trẻ thoải mái hơn.

6. Uống thuốc

Nếu thấy tình trạng xì hơi nhiều lần kéo dài 1-2 ngày, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ,  bác sĩ có thể sẽ khuyên mẹ cho con uống một số loại thuốc hấp thụ khí, thuốc chống đầy hơi,… để giúp trẻ thấy dễ chịu hơn.

Trẻ sơ sinh hay xì hơi nhưng không ị

Trên đây là nhưng lưu ý về việc trẻ xì hơi nhiều lần trong ngày, và hướng dẫn cách giúp mẹ hạn chế tình trạng xì hơi này, rất mong các thông tin hữu ích với nhiều mẹ trong việc chăm sóc con. Khuyến cáo các mẹ, khi áp dụng các cách trên, mà trẻ không có chuyển biến tích cực thì mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ nhé.

5/5 - (2 votes)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc