Trị táo bón ở trẻ bằng cách nào?

Táo bón là một trong những dấu hiệu rất phổ biến của bệnh lý hệ thống tiêu hoá, chỉ tình trạng đại tiện phân quá ít, rắn và khô hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Táo bón kéo dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vậy có thể trị táo bón ở trẻ bằng cách nào?

Trẻ bị táo bón gây đại tiện khó khăn

Có phải thiếu nước và chất xơ gây táo bón ở trẻ?

Thiếu nước và chất xơ được xem là yếu tố chính gây ra tình trạng táo bón ở trẻ, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp do nguyên nhân khác dựa vào đó mà ta có cách trị táo bón ở trẻ đúng hướng:

+ Thiếu chất xơ, thiếu nước: Chứng táo bón ở trẻ trong độ tuổi đi học thường do chế độ ăn không đủ nước và chất xơ. Những trẻ ăn chế độ ăn đặc biệt với thức ăn nhanh – giàu chất béo (thịt rán, sữa trứng khuấy sẵn) và đường (kẹo, nước ngọt nhiều đường) có thể bị táo bón thường xuyên hơn.

+ Chế độ ăn thay đổi: Ở trẻ nhỏ, táo bón có thể xảy ra khi chuyển từ sữa mẹ sang dùng sữa bò hoặc từ thức ăn cho trẻ nhỏ sang thức ăn đặc.

+ Tâm lý trẻ: Trẻ có thể bị táo bón khi chúng lo lắng về điều gì đó, chẳng hạn như khi trẻ bắt đầu đi học ở trường mới hoặc khi trẻ gặp vấn đề gì đó ở nhà.

Tâm lý trẻ cũng ảnh hưởng đến việc đại tiện

+ Thói quen đại tiện: Trẻ lười đi vệ sinh, thậm chí ngay cả khi trẻ có nhu cầu. Tuy nhiên, đây lại là một nguyên nhân ít được để ý đến.

+ Bệnh lý: Một số trẻ bị táo bón do mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS), có thể xảy ra khi trẻ ăn phải thức ăn nào đó, thường là thức ăn quá nhiều béo hoặc gia vị. Tuy nhiên, cũng cần chú ý trong một số trường hợp, táo bón kéo dài có thể là dấu hiệu của một bệnh lý thực thể nào đó như dài đại tràng, trĩ… Trị táo bón ở trẻ do bệnh lý cần thăm khám và điều trị những bệnh này.

+ Do kháng sinh: Kháng sinh được chỉ định điều trị một số bệnh nhất định, việc dùng kháng sinh có thể khiến trẻ bị loạn khuẩn đường ruột dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.

Nên trị táo bón ở trẻ bằng cách nào?

Nhiều phụ huynh cho rằng táo bón không phức tạp nên tự mua thuốc nhuận tràng điều trị cho trẻ. Tuy nhiên, nếu để tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như phụ thuộc thuốc, bị trĩ, sa niêm mạc trực tràng…

Trị táo bón ở trẻ

Trị táo bón ở trẻ theo nguyên nhân là giải pháp hữu hiệu nhất

Thói quen tốt nhất là nên đi khám bệnh để được tìm ra nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị đúng tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhuận tràng cũng như các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Bên cạnh đó, cha mẹ trẻ cũng có thể tham khảo các biện pháp sau để hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ tại nhà.

-Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ, những ngày đầu chưa quen, trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, đúng giờ cho trẻ ngồi vào bô như vậy (khoảng 10-15 phút), nói chung khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài.

-Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, rau hẹ… kết hợp hoa quả như cam, bưởi, đặc biệt là chuối, cho trẻ ăn 1 – 2 quả chuối/ngày có thể đạt được hiệu quả của việc nhuận tràng, uống nước ấm.

Uống nước ấm giúp trẻ “output” dễ dàng hơn

Ngoài ra có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60ml và pha bằng nước sôi.

-Xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng: Cho trẻ nằm ngửa trên giường, người thao tác dùng phần gốc bàn tay phải của mình áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Sau lại tiến hành xoa xoay day đẩy theo chiều tuần tự ngược trở lại.

Ngoài những biện pháp trị táo bón ở trẻ trên, cha mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ bằng cách cho bé uống men vi sinh mỗi ngày đến khi hoạt động đại tiện bình thường trở lại hoặc dùng sau khi trẻ phải uống kháng sinh để phòng tránh táo bón.

 

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc