Vì sao trẻ thường mắc bệnh tiêu hóa hơn người lớn?

Nhiều phụ huynh sẽ đặt câu hỏi rằng vì sao trẻ thường mắc bệnh tiêu hóa khi cứ vài ngày trẻ lại nôn mửa, tiêu chảy hay sụt cân, gầy gò.

vì sao trẻ thường mắc bệnh tiêu hóa

“Vì sao trẻ thường mắc bệnh tiêu hóa?”, câu hỏi của không ít người

Nguyên nhân là do cấu tạo của hệ tiêu hóa ở trẻ

Cũng như những bộ phận khác, hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện trong giai đoạn đầu đời. Cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ có đặc điểm riêng nên khi không nắm rõ sẽ dẫn đến sai lầm.

Dạ dày trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có xu hướng nằm ngang và cao hơn, cho đến giai đoạn 7-10 tuổi thì dạ dày mới nằm ở vị trí như người lớn. Trẻ sơ sinh có dạ dày với thể tích khoảng 30-35ml, nó sẽ tăng lên 100ml vào lúc 3 tháng tuổi và 250ml khi trẻ trên 1 tuổi.

hệ tiêu hóa ở trẻ

Hệ tiêu hóa ở trẻ em

Các lớp cơ dạ dày còn yếu, co thắt chưa ổn định nên dẫn đến tình trạng nôn mửa ở trẻ. Dịch vị dạ dày của trẻ  giống với người lớn nhưng chất lượng kém và nồng độ pH lại cao hơn. Dạ dày trẻ chỉ tiêu hóa tốt và hấp thụ các thành phần protein trong sữa mẹ.

nguyên nhân trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa

Chú ý đến khẩu phần ăn của trẻ sao cho phù hợp với kích cỡ dạ dày

Thành ruột và thành dạ dày của trẻ còn mỏng, độ thẩm thấu cao nên mang lại nhiều lợi ích kèm rủi ro. Lợi ích là trẻ hấp thu chất dinh dưỡng nhanh hơn nhưng cũng có nguy cơ hấp thụ nhanh những chất độc hại. Đó chính là lý do vì sao trẻ thường mắc bệnh tiêu hóa như ngộ độc thực phẩm, nôn mửa, tiêu chảy,…

Những lưu ý để đảm bảo hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh

Ăn dặm đúng cách:

Cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng bú mẹ, nên bắt đầu với liều lượng thức ăn thật ít. Điều này giúp dạ dày làm quen với cơ chế tiêu hóa thứ không phải là sữa.

Chất xơ tốt cho tiêu hóa:

Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và loại bỏ chất thải nhanh chóng. Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, ngũ cốc và trái cây tươi,…

chế độ ăn uống hợp lý ở trẻ

Chế độ ăn uống hợp lý là chìa khóa cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Uống nhiều nước:

Đừng nghĩ rằng trẻ không hoạt động mạnh nên không cần nước như người lớn. Thực tế, trẻ cần được bổ sung lượng nước đầy đủ và đều đặn hàng ngày. Nước là chất xúc tác không thể thiếu trong quá trình hấp thu và bài tiết của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, uống đủ nước còn hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ.

Ăn chín, uống sôi:

Hệ tiêu hóa trẻ nhạy cảm nên sẽ phản ứng mạnh với những thức ăn kém vệ sinh. Đảm bảo chế độ ăn cho trẻ phải sạch, an toàn và làm chín kỹ. Tuyệt đối không cho trẻ dùng thức ăn từ hôm trước được hâm lại. Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên là lời khuyên không bao giờ thừa.

himita

Men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa

Để giúp hệ tiêu hóa bé phát triển toàn diện thì cha mẹ có thể dùng men vi sinh. Chúng có tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Hy vọng nhiều người đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi vì sao trẻ thường mắc bệnh tiêu hóa và có thể khắc phục tình trạng này và giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc