Không chỉ riêng ở người lớn, vẫn có trường hợp trẻ bị men gan cao

Men gan cao không chỉ gặp ở người trưởng thành, mà tình trạng này ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng chiếm tỉ lệ lớn, mà nguyên nhân chủ yếu là do bẩm sinh hoặc sự rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể, trẻ thường xuyên phải sử dụng thuốc kháng sinh,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin để quý phụ huynh, các bậc cha mẹ hiểu hơn về tình trạng men gan tăng cao ở trẻ nhỏ, và cách xử lý, chủ động phòng ngừa tình trạng này.

Không chỉ riêng ở người lớn, trẻ cũng có thể bị men gan cao

Không chỉ riêng ở người lớn, trẻ cũng có thể bị men gan cao

1. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị men gan tăng cao

Men gan là do tế bào gan sản xuất ra, khi một tế bào gan chết đi do lão hóa, sẽ sản sinh một lượng men gan với nồng độ dưới 40U/I. Nhưng nếu chỉ số này cao hơn, tức men gan tăng cao, có nghĩa là gan đang gặp vấn đề bất thường.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị men gan tăng cao, nguyên nhân chủ yếu là do bẩm sinh, hay trẻ bị lây truyền từ mẹ khi mang thai, hoặc do sự rối loạn chuyển hóa của trẻ.

Vì với trẻ sơ sinh, cơ thể chưa phát triển hoàn toàn, quá trình chuyển hóa chưa ổn định, cơ thể chưa tự loại bỏ độc tố ra ngoài được, nên rất dễ bị tác động, lây nhiễm bệnh về gan như viêm gan virus, men gan cao.

Trẻ bị rối loạn xuất huyết và nội huyết, trẻ bị béo phì, trẻ thường sử dụng thuốc kháng sinh cũng dẫn đến men gan tăng.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh uống sữa công thức không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến men gan tăng, bởi trong sữa thiếu chất antitrypsin, gan không thể chuyển hóa hết các chất có trong sữa, lâu dần tích tụ lại ảnh hưởng đến sức khỏe lá gan.

Trẻ sơ sinh uống sữa công thức không phù hợp cũng khiến men gan tăng cao

Trẻ sơ sinh uống sữa công thức không phù hợp cũng khiến men gan tăng cao

2. Mức độ nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị men gan cao

Khi trẻ nhỏ bị men gan tăng cao, phụ huynh có thể nhận biết qua các biểu hiện, triệu chứng như: trẻ thường bị sốt, vàng da, nổi mẩn ngứa, ăn uống kém, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, luôn khó chịu, quấy khóc, nhất là về đêm, … ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cân nặng, sức đề kháng của trẻ.

Nếu trẻ bị men gan cao lâu ngày, trẻ không những sút cân, gầy gò, xanh xao, sức khỏe kém, còn có thể biến chứng thành các bệnh như suy gan, xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành.

Chính vì vậy, khi phát  hiện ở trẻ có các biểu hiện của men gan cao kể trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám, gặp bác sĩ ngay để điều trị, xử lí bệnh kịp thời, tránh biến chứng.

Khi trẻ nhỏ bị men gan tăng cao thường nổi mẩn ngứa

Khi trẻ nhỏ bị men gan tăng cao thường nổi mẩn ngứa

3. Chế độ ăn uống phù hợp với trẻ bị men gan cao

Khi trẻ bị men gan tăng cao, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ, vừa giúp cung cấp dưỡng chất, vừa giúp hạ men gan, hỗ trợ việc điều trị men gan cao đạt hiệu quả.

  • Những thực phẩm trẻ bị men gan cao không nên ăn:
  • Thực phẩm nhiều đường như: bánh kẹo, nước ngọt, nước có ga
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món ăn ché biến rán, chiên, xào,…
  • Thực phẩm có tính chất cay, nóng, có gia vị như ớt, hạt tiêu.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, hóa chất độc hại.
Cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn cho trẻ khi trẻ bị men gan cao

Cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn cho trẻ khi trẻ bị men gan cao

  • Những thực phẩm trẻ men gan cao nên ăn:
  • Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như: gan động vật, cà rốt, lòng đỏ trứng, bắp cải,… Các thực phẩm giàu vitamin B1, B2, B6 như giá, đậu, lạc, các loại rau xanh, đậu nành, hoa quả,…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu protein như: thịt nạc, cá, các loại đỗ, rau xanh có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và khôi phục chức năng gan ở trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, nước ép trái cây.

Đặc biệt, cần chú ý mua thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh để bữa ăn của trẻ luôn đầy đủ dưỡng chất, lại tốt cho sức khỏe của trẻ.

4. Cách phòng ngừa tăng men gan cao ở trẻ sơ sinh

Từ khi mẹ mang thai và trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học, để bảo vệ tốt sức khỏe của mẹ và bé, tránh để men gan tăng cao và ảnh hưởng đến con sau này.

Thêm nữa, mẹ cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời, có thể kéo dài đến 2 năm để giúp trẻ luôn khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, hạn chế việc dùng sữa công thức cho trẻ.

Hạn chế cho trẻ uống sữa công thức để phòng ngừa trẻ bị men gan cao

Hạn chế cho trẻ uống sữa công thức để phòng ngừa trẻ bị men gan cao

Việc sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Khi trẻ đến giai đoạn ăn dặm, mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lí, khoa học và khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ được vận động, tránh tình trạng béo phì, dẫn đến gan nhiễm mỡ, men gan tăng cao cho trẻ.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc