Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao? Nguyên nhân, cách xử lý

Nhiều cha mẹ thường lo lắng khi trẻ ăn dặm bị táo bón mà không biết phải làm sao. Đừng quá lo lắng, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết từ nguyên nhân, dấu hiệu cho đến cách khắc phục để bạn nắm được và áp dụng khi cần thiết.

I – Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón

Ăn dặm là giai đoạn mà trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn. Ăn dặm thường bắt đầu khi trẻ tròn 6 tháng tuổi và kéo dài cho đến khi 1 tuổi.

Tuy nhiên, khi trẻ mới ăn dặm có thể gặp phải một số vấn đề về chứng rối loạn tiêu hóa. Tình trạng mà trẻ thường gặp nhất là trẻ sơ sinh bị táo bón khi ăn dặm.

Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bónTrẻ ăn dặm bị táo bón do nhiều nguyên nhân gây nên

Nhiều cha mẹ thường lo lắng không biết tại sao trẻ ăn dặm bị táo bón? Có thể thấy, trẻ em ăn dặm bị táo bón do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:

– Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Nhiều trường hợp bé tập ăn dặm bị táo bón là do mẹ cho bé ăn quá sớm. Thời điểm cho trẻ ăn dặm thích hợp nhất là từ 6 tháng tuổi.

Bởi lúc này cơ quan tiêu hóa của trẻ đã tương đối hoàn chỉnh và có khả năng chuyển hóa, hấp thu các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Vì vậy, nếu như bạn cho trẻ ăn sớm có thể khiến trẻ bị táo bón do rối loạn tiêu hóa.

– Trẻ không uống đủ nước: Có nhiều bé 6 tháng ăn dặm bị táo bón, bé 7 tháng ăn dặm bị táo bón có thể là do không uống đủ nước. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cơ thể sẽ cần một lượng nước nhất định để đảm bảo hoạt động của đường ruột. Vì vậy, nếu như không uống đủ nước, trẻ có thể bị táo bón.

– Do trẻ bú mẹ ít đi: Trẻ mới tập ăn dặm bị táo bón còn có thể do trẻ bú mẹ ít hơn so với trước. Bởi nhiều mẹ thường quan niệm rằng khi trẻ ăn dặm thì không cần bú mẹ nhiều vì đã có dinh dưỡng từ thực phẩm. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì điều này có thể khiến cho trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy.

– Do trẻ tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa bò: Trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm bị táo bón còn có thể do trẻ tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa bò. Khi trẻ tiêu thụ quá nhiều sản phẩm này có thể gây nên tình trạng táo bón hoặc nôn trớ, đầy hơi, tiêu chảy…

Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón khi ăn dặm như:

– Chế độ ăn uống không cân đối, thiếu chất xơ, thừa chất đạm.

– Do mẹ pha sữa công thức đặc hơn hoặc không đúng tỷ lệ khuyến cáo.

– Trẻ ít vận động.

– Trẻ ăn dặm bị táo cũng có thể do những bệnh lý ở đường ruột gây nên.

II – Dấu hiệu trẻ ăn dặm bị táo bón bạn nên biết

Để nhận biết bé ăn dặm bị táo bón bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:

– Phân của bé cứng.

– Phân nhỏ và tròn giống như các viên bi.

– Trẻ đi đại tiện ít hơn so với bình thường.

– Kém ăn, tuy nhiên ăn khá hơn khi đi tiêu được. Đây là dấu hiệu cho thấy bé 5 tháng ăn dặm bị táo bón.

– Trẻ có cảm giác đau nhiều ở vùng dạ dày. Triệu chứng này có thể giảm và hết đau ngay sau khi đi tiêu.

– Táo bón nặng và kéo dài có thể dẫn tới tình trạng gây tắc ruột hoặc gây nên hiện tượng són phân.

III – Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao?

Bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao? Là câu hỏi khiến cho rất nhiều cha mẹ cảm thấy đau đầu. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng nếu như tình trạng này không quá nặng và bạn áp dụng đúng cách khắc phục.

Nếu bạn chưa biết trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm gì? Thì hãy áp dụng ngay những cách mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:

1. Thay đổi thực đơn ăn dặm cho trẻ

Khi mới cho trẻ bắt đầu ăn dặm bạn cần chọn những món ăn dễ tiêu. Nên tránh xa các món ăn đặc, khó tiêu hóa vì có thể gây nên tình trạng táo bón ở trẻ.

Khi con ăn dặm bị táo bón bạn hãy thay đổi thực đơn cho bé:

– Nên cho trẻ ăn cháo loãng trong vài ngày khi bắt đầu ăn dặm để cho hệ tiêu hóa của trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn. Ban đầu chỉ cho bé ăn lượng ít, sau đó mới tăng dần lượng thức ăn và số bữa.

– Nếu bạn chưa biết trẻ ăn dặm bị táo nên ăn gì? Thì hãy nghiền nát rau và trộn cùng cháo để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Khi hệ tiêu hóa đã bắt đầu quen với thức ăn thì bạn hãy bắt đầu bổ sung những loại thực phẩm khác như cá hồi, thịt, trứng,…

Bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao Thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé

– Khi chế biến đồ ăn cho bé bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu đạm.

– Ngoài ra, bạn cũng nên giới hạn sản phẩm sữa để trẻ tiêu thụ hàng ngày. Thay vào đó bạn nên dùng sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.

– Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết.

2. Massage vùng bụng cho bé

Đây cũng là một trong những cách mà bạn có thể áp dụng khi trẻ bị táo khi ăn dặm. Phương pháp này có thể hỗ trợ giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu và kích thích nhu động ruột.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khi áp dụng phương pháp này thường xuyên sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Để massage cho bé bạn thực hiện như sau:

Cho trẻ nằm trên giường sau đó dùng ngón tay trỏ đặt dưới rốn của trẻ.

Tiến hành xoay ngón tay theo chiều kim đồng hồ.

Sau đó dùng bàn tay để áp nhẹ lên thành bụng nhằm kích thích nhu động ruột hoạt động.

Khi bạn massage không chỉ giúp cho bé cải thiện hoạt động tiêu hóa mà còn giúp thư giãn và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, khi thực hiện bạn nên cắt móng tay và rửa tay sạch sẽ để không làm trầy xước da.

3. Dùng Eglidons Kid hỗ trợ điều trị táo bón

Sử dụng viên đặt hậu môn Eglidons Kid được xem là lựa chọn tốt cho trẻ bị táo bón khi bé bị táo bón dài ngày. Sản phẩm có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:

– Eglidons Kid có chứa thành phần glycerol tự nhiên, tác động theo cơ chế tại chỗ nên an toàn. Khi sử dụng ít gây tác dụng phụ.

Trẻ ăn dặm táo bónSử dụng Eglidons Kid để hỗ trợ điều trị táo bón cho bé

– Sản phẩm có tác dụng nhanh chỉ sau 15-30 phút là trẻ đã có thể đi ngoài dễ dàng.

– Eglidons Kid được bào chế dưới dạng viên đạn nên dễ sử dụng không khiến trẻ cảm thấy khó chịu hay đau rát.

IV – Cách phòng tránh để trẻ không bị táo bón khi ăn dặm

Để trẻ không bị táo bón khi ăn dặm bạn nên tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây:

– Bạn nên cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của trẻ. Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

– Nếu như bạn không có kinh nghiệm có thể tìm gặp các chuyên gia dinh dưỡng để tìm được cách xây dựng chế độ ăn phù hợp với trẻ nhất.

– Bổ sung đủ lượng nước cần thiết và duy trì cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 1 năm đầu đời.

Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm gìCho bé uống đủ nước

– Nên cho trẻ đi đại tiện đúng giờ.

– Cho trẻ vận động để giúp kích thích hệ tiêu hóa. Bạn có thể cho bé nằm trên giường và di chuyển nhẹ nhàng hai chân của trẻ với tư thế đạp xe. Động tác này sẽ kích thích nhu động ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

– Bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên cho ăn 1 bữa ăn dặm. Sau đó mới tăng dần số ăn dặm khi bé đã quen.

– Nếu trẻ bị táo bón kéo dài nên đưa trẻ đi thăm khám để kịp thời phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn để có phương pháp điều trị kịp thời.

Trẻ ăn dặm bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khắc phục được bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc