Trẻ bị nhược thị, căn bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm
Nhược thị nghe lạ nhưng lại là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Chính vì thế cần tìm hiểu về nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa trình tạng trẻ bị nhược thị.
- Trẻ bị sốt xuất huyết và những lưu ý khi điều trị tại nhà
- Trẻ đại tiện ra máu – có phải triệu chứng của bệnh trĩ?
Mục lục
Nhược thị là gì?
Theo định nghĩa của bác sĩ thì nhược thị tức là tình trạng võng mạc mắt không tiếp nhận được kích thích từ ngoài vào dẫn đến thị lực suy giảm. Thông thường chứng suy giảm thị lực không đi kèm với những tổn thương mắt. Nếu phát hiện sớm thì trẻ bị nhược thị vẫn có thể được chữa trị dứt điểm.
Nguyên nhân trẻ bị nhược thị?
Nguyên nhân chính của nhược thị là do trẻ bị lé mắt, lác mắt. Có đến 50% trẻ bị nhược thị trong số những trẻ bị lé mắt. Thế nhưng, do thiếu hiểu biết mà nhiều bậc cha mẹ không nhận ra cho đến khi tìn trạng thị lực của bé suy giảm nghiêm trọng.
Ngoài ra, tật khúc xạ ở mắt hay sự chênh lệch độ khúc xạ giữa hai bên mắt cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị nhược thị.
Nhược thị cũng có thể là hệ quả của nhiều bệnh lý bẩm sinh như sụp mí mắt hoặc đục thủy tinh thể, giác mạc có sẹo. Những trường hợp này cản trở ánh sáng vào mắt nên thị lực sẽ giảm nhiều so với mắt bình thường.
Phát hiện sớm và phòng ngừa trẻ bị nhược thị
Triệu chứng của nhược thị
Khi trẻ bị nhược thị sẽ có thói quen không tốt là nheo mắt hoặc khi nhìn trẻ hay vẹo cổ, ngoài ra trẻ còn bị mỏi, nhức mắt và đau đầu. Quan sát mắt trẻ cha mẹ có thể phát hiện ra các dấu hiệu như sụp mí, sẹo giác mạc hay dị tật đục thủy tinh thể.
Thường xuyên hỏi thăm trẻ về thị lực của trẻ bởi vì bản thân trẻ cũng có thể tự phát hiện triệu chứng nhược thị qua cảm giác nhìn mờ ảo khi đọc sách hay xem tivi, thậm chí là viết chữ không ngay hàng thẳng lối. Hãy cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay khi có những triệu chứng này. Cũng cần lưu ý rằng một số trẻ không có biểu hiện rõ rệt như trên khi bị nhược thị, nhất là bị nhược thị 1 bên mắt. Chính vì thế, khám mắt định kỳ là cách hiệu quả nhất để phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh.
Điều trị nhược thị
Theo nhiều chuyên gia thì chữa trị nhược thị càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 12 tuổi bởi sau độ tuổi này, các phương pháp điều trị không còn phát huy hiệu quả tối đa nữa. Ngoài ra, mức độ khỏi bệnh nhanh hay chậm là phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết và phối hợp của cha mẹ.
Phương pháp điều trị cho trẻ bị nhược thị phổ biến nhất là phẫu thuật hoặc tập chỉnh quang, kích thích mắt nhược thị bằng các đeo kính trong khi lấy tay bịt mắt lành. Bịt mắt được xem là cách hiệu quả và ít tốn kém nhất khi chữa trẻ bị nhược thị.
Để sớm lấy lại thị giác khỏe mạnh cho con em thì cha mẹ phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa ngay khi phát hiện triệu chứng. Trong quá trình điều trị phải phối hợp với bác sĩ và đặc biệt phải kiên nhẫn với các phương pháp vật lý nhé!
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.