Nguyên nhân và cách xử trí trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ

Trẻ sơ sinh thở khò khè là bệnh lý thường gặp khi bé nhà bạn mắc phải bệnh về phổi như viêm phế quản, viêm phổi và ngay cả hen suyễn. Nếu để trẻ thở khò khè kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng đừng lo lắng, hãy tìm hiểu những thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè dưới đây để có cách điều trị nhanh nhất, kịp thời nhất.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè

trẻ sơ sinh thở khò khè

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ thở khò khè khi ngủ

Thở khò khè là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ mà nguyên nhân chính là do bệnh hen suyễn.

Với trẻ dưới 2 tuổi, khi mắc bệnh viêm tiểu phế quản, dị ứng hoặc trào ngược dạ dày, bệnh này cũng khiến cho trẻ thở khò khè khi ngủ.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, thở khò khè là do vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi những mạch máu lớn hoặc do mềm sụn thanh quản.

Khi trẻ bị ốm, sốt, ho khiến trẻ khó thở, phổi có tiếng ro ro bất thường. Đây chính là dấu hiệu bắt đầu của bệnh viêm phổi khiến trẻ có những âm thanh khò khè khi ngủ.

Với những trẻ bị tim bẩm sinh sẽ mắc phải bệnh thường xuyên khó thở và khò khè khi ngủ.

Dị vật ở đường thở cũng có thể gây ra hiện tượng thở khò khè ở trẻ sơ sinh từ 4-5 tháng tuổi.

Bệnh viêm amidan cấp tính cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khò khè khi xuất hiện đờm trong cổ.

Ngoài ra, khi trẻ mắc bệnh  xơ sợi bẩm sinh hay khối u ở phổi cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ.

Cách xử trí thế nào khi trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ

Khi trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ, các mẹ hãy vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên. Bởi vệ sinh mũi sẽ giúp mũi trẻ khô thoáng đồng thời giúp bé dễ thở hơn.

Vệ sinh mũi cho trẻ

Vệ sinh mũi cho trẻ khắc phục tình trạng thở khò khè khi ngủ

Chỉ cần sử dụng 2-3 giọt nước muối sinh lý hàng ngày sẽ cải thiện nhanh tình hình trẻ thở khò khè khi ngủ. Tuy nhiên, các mẹ phải lưu ý phân biệt tiếng thở khò khè của trẻ và tiếng thở do bị tắc mũi.

Nếu tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè nặng, kéo dài mặc dù mẹ đã thực hiện nhiều biện pháp thì hãy mang trẻ tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Với những trẻ thở khò khè kém theo biểu hiện khó thở, người tím tái hay trẻ thở khò khè kéo dài 3-4 tuần kèm theo nôn ói, sốt cao hãy đưa trẻ đi khám, làm xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị nhanh chóng.

Như vậy, các mẹ đã nắm được nguyên nhân và cách xử lý đối với trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ. Hy vọng thông tin này sẽ giúp mẹ chăm sóc bé yêu khỏe mạnh mỗi ngày.

 

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc