Trẻ suy dinh dưỡng: Dấu hiệu và cách điều trị mẹ cần phải biết
Theo Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Việt Nam là 1 trong 16 nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao nhất thế giới. Nhìn con suy dinh dưỡng, thấp còi, không cao lớn như các bạn cùng độ tuổi khiến cha mẹ vô cùng lo lắng.
Lúc này, điều cần làm là cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, để từ đó có cách cải thiện, giúp trẻ có được cân nặng phù hợp với độ tuổi, đảm bảo sự phát triển toàn diện về mọi mặt. Hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Suy dinh dưỡng là gì?
Suy dinh dưỡng là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cơ thể. Bản chất của Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất và năng lượng cần thiết, gây ảnh hưởng đến hoạt động và sự tăng trưởng của cơ thể.
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường phổ biến từ 6-24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao, tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật.
Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ
Suy dinh dưỡng ở trẻ em được chia ra làm 3 mức độ: Suy dinh dưỡng độ I, suy dinh dưỡng độ II và suy dinh dưỡng độ III. Cụ thể:
– Trẻ suy dinh dưỡng độ I: Trẻ em suy dinh dưỡng ở cấp độ này thường có cân nặng bằng 80-90% số cân nặng của trẻ bình thường. Lớp mỡ dưới da vùng bụng thường mỏng. Trẻ không có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa và vẫn thèm ăn.
– Trẻ bị suy dinh dưỡng độ II: Ở cấp độ này, cân nặng của bé chỉ còn 70-80% so với cân nặng của trẻ bình thường. Trẻ không có lớp mỡ dưới da; gầy gò; có thể biếng ăn và thường bị rối loạn tiêu hoá theo từng đợt.
– Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ III (suy dinh dưỡng nặng): Bé bị suy dinh dưỡng nặng thường có rất nhiều triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Trọng lượng của bé lúc này chỉ còn dưới 60% so với trẻ bình thường.
Cách nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương
Các mẹ nên cân và đo chiều cao cho trẻ hàng tháng với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, và 2-3 tháng 1 lần với trẻ trên 2 tuổi, sau đó ghi chép lại, đối chiếu kết quả với biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn của trẻ theo từng thời điểm, độ tuổi (biểu đồ này thường thấy ở các cơ sở y tế, có đính kèm trong sổ khám bệnh của trẻ nhỏ).
Nếu đường biểu diễn về cân nặng, chiều cao của trẻ chỉ đi theo hướng nằm ngang hoặc đi xuống là trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao.
Nếu mẹ không có điều kiện cân đo cân nặng, chiều cao cho con hàng tháng, thì mẹ có thể nhận biết con có bị suy dinh dưỡng hay không qua các đặc điểm, biểu hiện bên ngoài như:
- Thấy con mình nhỏ hơn so với những đứa trẻ cùng độ tuổi
- Trẻ ăn ít, lười ăn, ăn không ngon miệng
- Da trẻ nhợt nhạt, có thể màu vàng hoặc xám tái, chân tay nhão, thậm chí teo cơ,
- Trẻ ngủ nhiều, luôn mệt mỏi, kém linh hoạt.
Nếu thấy các biểu hiện trên, mẹ cần đưa trẻ đến chuyên khoa dinh dưỡng khám xem trẻ có suy dinh dưỡng không và xin ý kiế bác sĩ chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ mà mẹ nên biết để có cách phòng tránh và khắc phục sớm:
Sinh non, thiếu sữa mẹ
Khi mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh trong thời kỳ mang thai khiến cho thai nhi chậm phát triển trong tử cung chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trường hợp hợp trẻ sinh non và bị suy dinh dưỡng ngay từ khi sinh ra hoặc bé sinh đủ tháng nhưng cân nặng thấp dưới 2,5kg.
Ngoài ra, một số trường hợp bé không thể bú mẹ do nhiều nguyên nhân hoặc các bà mẹ bị tắc tuyến sữa hay sữa ít cũng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ.
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo
Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ chính là chế độ ăn uống nghèo nàn và thiếu chất, điều này không những gây suy dinh dưỡng ở trẻ em mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, nhất là ở những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và ăn bổ sung không hợp lý.
Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng
Ở 2 năm đầu đời, nếu trẻ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm phổi, giun sán… và tái đi tái lại nhiều lần thì không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ trong những năm sau mà còn có nguy cơ suy dinh dưỡng rất lớn.
Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng còn xuất phát từ các nguyên nhân khác như yếu tố di truyền từ bố mẹ hoặc trẻ sinh ra trong các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đông con, không đủ thực phẩm để ăn, dẫn đến trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc các dị tật bẩm sinh.
- Do trẻ không tiêm chủng đầy đủ, thiếu sự chăm sóc về vật chất, tình cảm của gia đình.
- Do môi trường xung quanh trẻ như nguồn thực phẩm, nguồn nước sạch, môi trường không khí bị ô nhiễm, không đảm bảo điều kiện sống tốt.
Hậu quả khó lường
Nếu trẻ suy dinh dưỡng không được chăm sóc đúng cách và kịp thời sẽ gây rất nhiều hậu quả cực kỳ nghiêm trọng:
- Em bé suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi gây ra nguy cơ tử vong cao: Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, 54% trẻ suy bị dinh dưỡng dưới 5 tuổi đã tử vong do thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nhẹ.
- Chậm phát triển thể chất do thiếu hụt các dưỡng chất, khiến cho tất cả các cơ quan trong cơ thể chậm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương.
- Chậm phát triển về tinh thần, trí não, trí tuệ. Trẻ chậm chạp, tiếp thu chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
- Trẻ dễ mắc bệnh lý thường gặp ở trẻ như tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp…
3. Cách chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em
Trước khi mẹ quyết định áp dụng phương pháp điều trị, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ, tốt nhất hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên, tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ, giúp nhanh phục hồi cân nặng cho trẻ hiệu quả hơn.
Sau đó, đồng thời áp dụng phương pháp chữa trị bác sĩ chỉ định, mẹ hãy thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp, hợp khẩu vị, niềm yêu thích của con, kích thích con ăn nhiều, ăn tốt hơn, tăng cường bổ sung đủ các nhóm thực phẩm thiết yếu trong các bữa ăn, chú trọng bổ sung các nhóm chất tốt cho từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Ngoài chế độ ăn uống tốt, cho cũng nên bổ sung thêm các sản phẩm có khả năng giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng từ các bữa ăn hàng ngày tốt hơn, hỗ trợ hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của trẻ, trẻ khỏe mạnh, ăn ngon, hấp thu dưỡng chất tốt, sẽ nhanh chóng tăng cân, cao lớn như các bạn cùng lứa tuổi.
Mẹ có thể tham khảo sử dụng bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Himita được nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc, để bổ sung thêm 8 chủng lợi khuẩn, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá do mất cân bằng vi khuẩn đường ruột hoặc do dùng nhiều thuốc kháng sinh kéo dài bới các biểy hiện: đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, ăn uống kém hấp thu, đi ngoài phân lỏng,…
Lưu ý: thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, các mẹ đã hiểu sâu hơn về vấn đề trẻ suy dinh dưỡng để có cách điều trị đúng đắn và khoa học, giúp con phục hồi sức khỏe, tăng cân nhanh chóng và phát triển toàn diện.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.