Trẻ em khóc đêm – nỗi lo không của riêng ai trong thời đại này
Việc trẻ em khóc đêm không đơn thuần là do bệnh vặt như sốt, khó tiêu mà có thể liên quan đến thần kinh.
Xem thêm những kinh nghiệm chăm sóc trẻ khác tại đây:
- Cơn nín thở ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
- Nhận biết triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
- Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh non đúng cách các mẹ nên biết
Mục lục
Trẻ khóc đêm khiến cha mẹ lo lắng và mệt mỏi
Theo như chia sẻ của nhiều cặp vợ chồng trẻ, ngay từ khi mới sinh, con của họ đã hay khóc đêm. Ba mẹ, thậm chí là ông bà phải thay phiên bế bồng, dỗ dành đến tận sáng. Những tưởng trường hợp này chỉ kéo dài chỉ trong vài tuần đầu nhưng suốt mấy tháng trôi qua tình hình vẫn thế.
Thực tế thì chuyện này không hiếm, rất nhiều trường hợp trẻ chỉ ngủ ngon giấc từ 22h đến giữa đêm rồi sau đó lại quấy khóc, bồng trên tay thì nín nhưng nếu đặt xuống giường thì lại khóc liên tục và đồng thời người uốn éo khó chịu.
Chuyện này ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của những người trong gia đình, thậm chí còn làm phiền hàng xóm láng giềng vì những tiếng khóc của trẻ con lúc đêm khuya.
Trẻ em khóc đêm có thể là do bệnh thần kinh
Một phần vì lo lắng cho con, một phần vì mệt mỏi, nên lập tức phụ huynh ẵm con đến bệnh viện thăm khám khoa dinh dưỡng theo lời khuyên của nhiều người rằng trẻ em khóc đêm và uốn éo là do thiếu Vitamin D.
Tuy nhiên thực tế một số người vẫn lắc đầu ngao ngán khi bổ sung đủ loại Vitamin nhưng tình trạng trẻ em khóc đêm và quấy vẫn không có tiến triển tốt. Nói về điều này, bác sĩ Thành Ngọc Minh (Trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết một số trường hợp trẻ em từ lúc sinh ra đã bị mắc chứng bệnh thần kinh, rối loạn giấc ngủ nên mới gây ra việc khóc đêm và khó ngủ.
Cũng theo bác sĩ, giấc ngủ với trẻ nhỏ rất quan trọng bởi khi ngủ thì cơ thể trẻ mới tiết ra hóoc môn tăng trưởng. Và tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ mà giấc ngủ có độ ngắn dài khác nhau. Trung bình, trẻ sơ sinh cần ngủ từ 20 đến 22 giờ mỗi ngày, chỉ thức dậy vào những lúc đói và vệ sinh.
Còn trẻ dưới 1 tuổi ngủ từ 16 giờ đến 18 giờ, trẻ em trên 1 tuổi thì 14 đến 16 giờ là độ dài giấc ngủ lý tưởng nhất và tương tự càng lớn hơn thì trẻ sẽ ngủ ít lại. Nếu như những chu kỳ này bị ngắt quãng, gián đoạn bởi nhiều nguyên nhân thì dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
Làm sao để xác định trẻ em khóc đêm là do bệnh về thần kinh và cách điều trị?
Thạc sĩ – Bác sĩ Thạch Ngọc Minh cho biết phần lớn những trường hợp rối loạn giấc ngủ là không xác định được nguyên nhân, đặc biệt là những trẻ em dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu rơi vào những trường hợp này, phụ huynh có thể cho trẻ làm các xét nghiệm như xác định yếu tố vi lượng canxi, kẽm,… và điện não đồ, siêu âm thóp,…
Nếu như kết quả không có điều gì bất thường thì bác sĩ có thể cho thuốc điều chỉnh giấc ngủ cho trẻ tuy nhiên phải kiểm soát kỹ liều lượng. Còn nếu kết quả xét nghiệm không khả quan thì phải điều trị lâu dài bằng thuốc động kinh. Dù biết rằng thời gian điều trị sẽ mất nhiều thời gian, đôi khi đến vài năm nhưng cần phải kiên trì vì khả năng bé trở lại bình thường là không hề thấp.
Bác sĩ cũng khuyên rằng để phòng tránh căn bệnh rối loạn giấc ngủ ở trẻ em thì tránh cho trẻ nhỏ ngủ nhiều vào ban ngày (với trẻ 1 tuổi trở lên). Tập cho trẻ đi ngủ đúng giờ và tạo thành một thói quen, đồng thời không gian ngủ phải thoáng mát, yên tĩnh để tạo giấc ngủ ngon. Một điều nữa cần lưu ý là trước khi ngủ không để trẻ đùa giỡn quá sức hoặc hù dọa gây ức chế tâm lý trẻ.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.