Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng và những điều cần lưu ý

Ngoài những căn bệnh vặt như nóng sốt, cảm cúm thì bậc cha mẹ cần phải lưu ý đến dịch tay chân miệng vào dịp giao mùa trong năm. Vậy dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng là gì và cách phòng ngừa thế nào?

Xem thêm mẹo chăm sóc trẻ tại đây:

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng

Theo bác sĩ thì đối tượng dễ mắc bệnh này là trẻ dưới 5 tuổi và do siêu vi trùng Enterovirus 71 và Coxsackieviruses A16 gây ra.

dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng

Trẻ bị nổi bong bóng nước trên nhiều vùng cơ thể

Đây là một căn bệnh dễ lây nhiễm thông qua dịch nhờn từ các nốt mụn, nước bọt và dịch mũi. Biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng là xuất hiện nhiều mụn nước tại ở tay, chân, miệng cho nên mới được đặt tên như thế. Bệnh tay chân miệng thường bùng phát thành dịch ở trường học hoặc những nơi đông đúc và tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có biểu hiện cụ thể khác nhau.

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng

  • Biểu hiện ban đầu của trẻ bị tay chân miệng là nóng, sốt, chán ăn, mệt mỏi và đau họng
  • Nổi mẩn đỏ như nốt ban trên da, trước 1 đến 2 ngày với lúc bệnh bùng phát, trẻ sẽ bị nổi nhiều nốt ban cỡ vài mm sau đó mới chuyển thành dạng bóng nước. Khu vực nổi ban chủ yếu ở tay, chân, khóe miệng và mông của trẻ. Thông thường những nốt ban không gây đau đớn cho bé.
  • Lở loét miệng ngay khóe hoặc phía bên trong miệng, những vết loét này có đường kính 5-8mm và sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Biểu hiển này đôi khi khiến cha mẹ lầm tưởng rằng trẻ bị loét miệng thông thường.
  • Cần phải đưa trẻ đến bệnh viên khi thấy những dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng. Có thể cha mẹ không quá hoảng hốt khi thấy trẻ nổi ban hay mụn nước tuy nhiên nếu căn bệnh này không được chữa trị kịp thời có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như viêm não, viêm phổi hay thậm chí tử vong.
bé nổi ban khi bị tay chân miệng

Những vùng da như tay, chân, miệng, mông sẽ xuất hiện bóng nước nhưng không gây đau đớn

Phương pháp điều trị khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng kỳ thực chưa có thuốc đặc trị nhưng bệnh viện sẽ có cách để cải thiện sức khỏe cho trẻ một cách nhanh nhất.

Trong quá trình điều trị tại bệnh viện hoặc dùng thuốc tại nhà, cha mẹ lưu ý cho trẻ ăn thức ăm mềm và vệ sinh miệng, tay chân sạch sẽ. Hạn chế tiếp túc xúc dịch mũi cũng như nước bọt của trẻ vì có thể bị lây nhiễm từ trẻ.

Nguyên nhân của bệnh tay chân miệng là do siêu vi trùng đường ruột nên cần phải làm cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh mới có thể phòng ngừa. Ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì cha mẹ cũng nên cho trẻ dùng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa. Với căn bệnh nguy hiểm như tay chân miệng thì tốt nhất là nên phòng ngừa để tránh rủi ro và không phải chịu đau đớn khi mắc bệnh.

 

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc