Gợi ý các món ăn dặm cho bé 7 tháng đúng chuẩn
Nếu như ở tháng thứ 5, 6 thực phẩm ăn dặm của bé chủ yếu là cháo loãng, nhiều nước, rây nhuyễn thì bắt đầu từ tháng thứ 7 mẹ có thể cho con ăn thức ăn ở dạng đặc hơn, có hình khối (có thể không cần rây). Hãy cùng chúng tôi khám phá các món ăn dặm cho bé 7 tháng đúng chuẩn qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Thực phẩm phù hợp cho bé 7 tháng tuổi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thay vì ăn 1 bữa/ ngày như trước đây, bé ở giai đoạn 7 tháng tuổi mẹ có thể cho con ăn lên 2-3 bữa/ ngày.
Ngoài bú sữa mẹ hay sữa công thức, mẹ có thể cho bé 7 tháng ăn thêm một số thực phẩm như:
+ Ngũ cốc
Mẹ thử cho bé ăn ngũ cốc hoặc ngũ cốc trộn lẫn với thực phẩm khác, tuy nhiên cần lưu ý là cho bé dùng thử trước để tránh trường hợp bé dị ứng với thực phẩm đó. Các loại ngũ cốc, gạo nâu và bột yến mạch là lựa chọn đa dạng cho các bé ở độ tuổi này.
+ Chất đạm
Thịt là thực phẩm giàu chất đạm cung cấp cho trẻ để cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Mẹ có thể chế biến thịt kèm các thực phẩm khác làm thành các món ăn dặm cho bé 7 tháng thêm đa dạng.
+ Rau xanh
Hầu hết các loại rau xanh đều thích hợp dùng cho trẻ 7 tháng tuổi. Rau xanh luộc chín mềm là một trải nghiệm thú vị dành cho các bé ăn tốt.
+ Hoa quả
Hoa quả chín mềm loại bỏ hạt, xơ và vỏ được xay nhuyễn đều có thể cho bé dùng, đặc biệt là các loại hoa quả giàu vitamin C rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Chi tiết các món ăn dặm cho bé 7 tháng
Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi theo viện dinh dưỡng Quốc Gia, mẹ có thể tham khảo:
+ Thực đơn ngày thứ 2 + thứ 4
+ Thực đơn ngày thứ 3+ 5
+ Thực đơn thứ 6 + chủ nhật
+ Thực đơn ngày thứ 7
Với những gợi ý chi tiết về các món ăn dặm cho bé 7 tháng theo từng ngày đúng chuẩn của viện dinh dưỡng hy vọng sẽ giúp các mẹ có thêm bí quyết bổ sung vào cuốn sổ tay nuôi con nhỏ của mình.
Ở giai đoạn này, tuy bé đã bước qua thời kỳ tập ăn dặm như 1, 2 tháng trước đó nhưng vẫn khiến các mẹ căng thẳng trong việc lựa chọn thực phẩm, cách chế biến, cách cho con ăn.
Điều quan trọng không kém là mẹ cũng nên chú ý đến nhu cầu của trẻ để điều chỉnh chế độ ăn cho con sao cho phù hợp bởi những tháng, năm đầu đời trẻ dễ gặp phải các vấn đề tiêu hóa nhất là rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm đến lúc 3 tuổi.
Nếu nhận thấy những biểu hiện táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, phân chua, phân có mùi tanh,… mẹ nên điều chỉnh lại thực đơn ăn dặm, cần thiết có thể tạm dừng những thực phẩm đó để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Nếu bé phải dùng đến kháng sinh thì mẹ nhớ bổ sung men vi sinh cùng lúc để ngăn chặn tình trạng rối loạn tiêu hóa “ghé thăm” bởi kháng sinh đi vào cơ thể sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.