Táo bón ở trẻ em là như thế nào?
Nhiều người lầm tưởng táo bón ở trẻ em là bình thường, tuy nhiên, nếu triệu chứng táo bón kéo dài rất có thể trẻ mắc phải các bệnh ở đại trực tràng như rối loạn tiêu hóa, polyp đại trực tràng hoặc có thể nghiệm trọng hơn là ung thư đại trực tràng.
Mục lục
Táo bón là gì?
Táo bón là hiện tượng phân di chuyển chậm, bị hấp thụ lại một phần nước nên trở nên khô, cứng, rắn hoặc tròn nhỏ như phân dê. Khi đi đại tiện rất khó khăn, trẻ thường phải ngồi rất lâu, rặn nhiều gây đau rát. Nếu tình trạng táo bón nghiêm trọng và nặng, phân có thể kèm theo máu, khiến bé sợ hãi mỗi khi đi ngoài.
Táo bón thường tự hết nếu thay đổi lối sống sinh hoạt nhưng táo bón mạn tính kéo dài sẽ khó điều trị hơn và thường là triệu chứng của một tình trạng bệnh khác, thậm chí bệnh nguy hiểm.
Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh ở đại trực tràng ( tại vị trí ruột già và ruột kết). Các bệnh gây táo bón có thể là bệnh nhẹ và phổ biến như hội chứng rối loạn tiêu hóa, polyp đại trực tràng hay nghiêm trọng hơn như ung thư đại trực tràng.
Ở trẻ sơ sinh, táo bón thường được định nghĩa dựa vào trạng thái phân của trẻ hơn là tần suất đi đại tiện của trẻ.
Trẻ sơ sinh được coi là bị táo bón nếu đại tiện ra phân cứng, khuôn nhỏ như phân dê, hoặc nếu phân rất lớn, chắc và khó tống ra ngoài. Một số người sẽ coi trẻ bị táo bón khi phân của trẻ cứng và nếu trẻ phải rặn mới đi ngoài được. Tuy nhiên việc phải rặn để tống phân mềm ra ngoài không phải là dấu hiệu của táo bón.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, táo bón được chia làm 2 loại gồm táo bón thực thể và táo bón cơ năng. Nguyên nhân chính gây táo bón cơ năng là do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt gây ra như ăn ít chất xơ, uống ít nước, nhịn đi vệ sinh, sợ bẩn. Trong khi đó nguyên nhân gây táo bón thực thể là do một số bệnh lý như nứt kẽ hậu môn, phình đại tràng bẩm sinh, đại tràng dài, suy giáp trạng,…
Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị táo bón
Làm sao nhận biết chứng táo bón ở trẻ em? Các mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Trẻ đi cầu ít hơn bình thường, chỉ đi khoảng 2 lần/tuần.
- Phân cứng, rắn và to.
- Khi đi cầu khó khăn, phải cong lưng rặn, đau và khóc.
- Trẻ không chịu đi ngoài hoặc đi trốn khi buồn đi ngoài.
- Trẻ đi ngoài lắt nhắt vào tã hoặc quần.
Táo bón ở trẻ thường xảy ra trong độ tuổi nào?
Táo bón xảy ra phổ biến ở trẻ em là do chức năng bộ máy tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này chưa hoàn thiện, đây được gọi là táo bón chức năng. Cụ thể, có 3 thời điểm trong quá trình phát triển của trẻ thường hay xảy ra táo bón:
Thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm
Nguyên nhân của tình trạng này, là do ở giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm, thực đơn bữa ăn của trẻ quá ít chất xơ so với nhu cầu và bé không được uống đủ nước, chưa kể trường hợp bé dùng sữa công thức được pha không đúng tỷ lệ (sữa nhiều, nước ít). Ngoài ra ăn dặm quá sớm, quá nhiều cũng gây rối loạn tiêu hóa khiến cho bé 8 tháng bị táo bón.
Suốt thời gian tập ngồi bô/bồn cầu
Tình trạng trẻ 10 tháng bị táo bón và trẻ 11 tháng bị táo bón trong giai đoạn tập ngồi bô/ bồn cầu có nhiều lý do nhưng phần nhiều là do chế độ ăn không đủ chất xơ, không uống đủ nước và cũng do tâm lý của trẻ bắt đầu làm quen với tư thế đại tiện mới.
Giai đoạn sau khi trẻ bắt đầu đi học
Trẻ 3 tuổi bị táo bón do vấn đề về tâm lý như bé trì hoãn đại tiện nếu nơi đó khiến bé không cảm thấy thoải mái hay không quen cách đi vệ sinh ở những chỗ lạ hoặc nơi công cộng như ở trường. Bé có thể bị đau khi đi đại tiện do rách hậu môn khiến bé quyết định nín luôn để tránh bị đau hơn.
Một số trường hợp trẻ 4 tuổi bị táo bón do cố “nhịn” dẫn đến mất thói quen đi vệ sinh, khiến đại tràng giãn to. Nín nhịn đi tiêu khiến phân tích tụ lâu trong cơ thể, lớn và khô cứng, khiến bé phải gắng sức hơn trong những lần sau, có khi gây rách hậu môn, chảy máu.
Khi tre em bi tao bon, không chỉ gây đau bụng từng cơn nhất là khi đi ngoài mà còn khiến trẻ có thể bị nôn trớ, hay quấy khóc, biếng ăn, nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí có thể kìm hãm sự phát triển của trẻ.
Ngoài những thời điểm trên, trẻ mắc phải các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn nên cũng làm cho trẻ bị táo bón không đi ngoài được.
Nguyên nhân khiến bé bị táo bón
Theo bác sĩ Anh Xuân, các nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón không đi ngoài được có thể là do:
– Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa: Nguyên nhân này thường chỉ chiếm khoảng 5% trong số các nguyên nhân gây táo bón, bao gồm: các dị tật bẩm sinh như bệnh suy giáp trạng, phình to đại tràng.
– Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Nguyên nhân chính khiến trẻ em bị táo bón là do sai lầm trong chế độ dinh dưỡng và ăn uống. Trẻ ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ, uống ít nước, pha sữa không theo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất (thường là quá đặc), trẻ ăn chưa đủ số lượng hàng ngày…
– Nhịn đi tiêu: Khi mải chơi hoặc ngại đi tiêu, trẻ thường nín bằng cách thít chặt các cơ quanh hậu môn lại. Việc phân tích tụ trong ruột ngày càng nhiều sẽ trở nên cứng hơn, gây táo bón.
– Ít vận động: Trẻ lười vận động sẽ khiến ruột trở nên chậm chạp và lười biếng hơn, dẫn tới hiện tượng táo bón.
– Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể dẫn tới chứng táo bón ở trẻ em như một số loại thuốc chống co giật, thuốc ho, thuốc kháng histamin trị dị ứng…
Trẻ em bị táo bón có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, táo bón có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý cùng như sức khỏe của trẻ:
+ Phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ: Khi bị táo bón, trẻ dễ chán ăn, bỏ bữa, lâu ngày cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Hậu quả là thể chất và trí tuệ của phát triển không đồng đều, không khỏe mạnh.
+ Gặp các bệnh về rối loạn tiêu hóa: Hậu quả tiếp theo không thể không nhắc tới đó chính là gặp phải các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, bệnh đại tràng hay rối loạn chức năng vận chuyển ruột…
+ Nứt hậu môn: Đây là hậu quả của việc trẻ sợ đi ngoài nên nhịn, phân ứ động lâu ngày trong ruột sẽ càng mất nước khiến tình trạng táo bón nặng hơn, gây nứt hậu môn.
Các bác sĩ cho biết, không nên xem thường chứng táo bón ở trẻ em. Nếu trẻ bị táo bón không phải do ăn uống mà do bệnh lý về hệ tiêu hóa, kèm theo các triệu chứng như non, sốt, có thể là do viêm màng não. Hoặc đau bụng táo bón do tắc ruột.
Trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài kèm theo các triệu chứng khác như rốn lồi, vàng da. Đây là triệu chứng của bệnh suy giáp trạng bẩm sinh, nếu can thiệp sớm thì có hiệu quả tốt, muộn thì gây nhiều phiền phức. Đặc biệt, táo bón ở bé còn là triệu chứng của bệnh phình đại tràng bẩm sinh. Với trường hợp này phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật, không thể chữa trị bằng nội khoa được.
Cách điều trị táo bón ở trẻ em hiệu quả ngay tại nhà
Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị táo bón, các mẹ không nên quá lo lắng, hãy tìm cách khắc phục cho con bằng một số phương pháp dưới đây:
– Cho trẻ uống nhiều nước: Thông thường, trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống thêm nước nhưng nếu trẻ bị táo bón mẹ có thể cho bé uống 100 – 200ml nước/ngày. Với từ 6 – 12 tháng mẹ nên cho uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ từ 3 – 5 tuổi cần uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống số lượng nước bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.
– Đối với trẻ đang bú mẹ bị táo bón: Mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống và dinh dưỡng hàng ngày của mình bằng cách: uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày; ăn nhiều rau xanh, hoa quả có tính nhuận tràng như liệt kê ở trên, kèm theo đó mẹ nên ăn sữa chua mỗi ngày.
– Đối với trẻ bú sữa công thức: Cách tốt nhất là mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về viêc đổi loại sữa cho con. Nên chọn loại sữa có bổ sung thêm chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ em.
– Massage bụng cho trẻ: Đối với những trẻ dưới 1 tuổi, mẹ có thể khắc phục tình trạng táo bón bằng cách xoa bụng nhẹ nhàng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái. Mỗi ngày nên thực hiện 3-4 lần để kích thích tăng nhu động ruột.
– Cho trẻ vận động: Đối với trẻ lớn hơn, mẹ nên khuyến khích trẻ vận động, chạy nhảy, nô đùa, tập thể dục để tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu mụn.
– Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ: Mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi đại tiện vào lúc rảnh rỗi, tốt nhất là sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động mạnh hơn. Bên cạnh đó, không nên bắt trẻ ngồi bô hoặc bệ xí quá lâu.
– Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Phương pháp chữa táo bón này áp dụng với trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm. Mẹ nên dùng các loại rau quả có tính nhuận tràng như rau khoai lang, củ khoai lang, mồng tơi, đu đủ, cam, chuối tiêu, bưởi. Bên cạnh đó, nên tập cho bé thói quen ăn nhiều rau củ và hoa quả chín ngay từ khi còn nhỏ. Đối với trẻ lớn, mẹ không nên cho bé ăn hồng xiêm, ổi, bánh kẹo ngọt, cà phê, đồ uống có gas khi đang bị táo bón.
Táo bón ở trẻ em: Phòng ngừa bằng cách nào?
Để phòng ngừa tình trạng trên, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu có thể hãy cho bé bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt vì sữa mẹ không chỉ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, giúp trẻ tiêu hóa tốt mà còn có tác dụng phòng ngừa chứng táo bón hiệu quả.
- Nếu trẻ đang bú sữa công thức, mẹ nên pha sữa đúng cách và đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Đối với trẻ đã ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn dặm đúng cách, bổ sung đầy đủ chất xơ từ hoa quả tươi, rau xanh…
- Khuyến khích trẻ vận động hàng ngày đối với trẻ lớn; còn trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, mẹ nên massage vùng bụng đều đặn cho bé mỗi ngày.
- Tập cho trẻ thói quen đi ngoài đúng giờ, tạo không khí thoải mái để con không còn sợ đi tiêu.
- Uống nhiều nước có tác dụng tăng lượng chất lỏng trong phân, giúp phân mềm hơn và dễ đào thải ra ngoài hơn.
- Bổ sung các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa: Việc duy trì ổn định hệ vi khuẩn có lợi với hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật ở trẻ.
Vai trò chính của hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh là ngăn cản sự thâm nhập và phát triển vi khuẩn có hại, tăng sức đề kháng tự nhiên với các bệnh truyền nhiễm của đường tiêu hóa.
Táo bón ở trẻ em là tình trạng rất thường gặp, nếu trường hợp trẻ bị táo bón kéo và thường xuyên kèm theo các triệu chứng như 3 ngày không đi tiêu, đi tiêu khó khăn khiến trẻ đau và khóc nhiều, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.