Trẻ đi ngoài phân màu trắng có nguy hiểm không?
Nếu thấy trẻ đi ngoài phân màu trắng, “Mom ơi! Đừng chủ quan”, có thể trẻ có vấn đề về gan, ruột non hoặc là túi mật đó. Cụ thể hơn, các mom cùng theo dõi chi tiết trong bài viết này nhé.
Dựa vào màu sắc phân của trẻ có thể đoán được tình trạng bệnh của trẻ. Khi thấy bé đi ngoài phân có màu trắng, “Mom” ơi đừng chủ quan nhé, đây là nguyên nhân và nguy cơ mà bé có thể gặp phải khi đi ngoài phân trắng đấy.
Mục lục
I. Trẻ đi ngoài phân màu trắng nguy hiểm không?
Trẻ đi ngoài phân trắng có thể là hiện tượng bình thường, và cũng có thể là do gan, mật hay ruột non của trẻ có vấn đề.
Vì vậy, để kết luận được tình trạng của trẻ lúc này thì cần tới chuyên môn của bác sĩ nhi khoa.
Tốt nhất là ba mẹ nên cho trẻ tới các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa nhi để các bác sĩ chẩn đoán tình trạng của trẻ.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên hiểu rõ được những thông tin này về hiện tượng phân của trẻ đi ngoài có màu trắng.
1. Đặc điểm
Phân có màu trắng với một chút vệt vàng hay xám nhạt và trắng phấn có thể xuất hiện khi trẻ bị tiêu chảy, mặc dù đôi khi phân có màu trắng nhưng cũng có thể coi đó là hiện tượng bình thường.
Phân trẻ có màu trắng do nhiều nguyên nhân
( → Xem thêm: Phân trẻ sơ sinh có mùi chua: Bất thường hay Bình thường? )
2. Lưu ý
Trường hợp trẻ đang trong giai đoạn ăn hoàn toàn bằng sữa mà phân có màu trắng thì cũng có thể là do:
– Trẻ uống thuốc kháng sinh
– Trẻ uống thuốc kháng acid
– Bé dùng thuốc chống nấm
– Cho trẻ dùng thuốc xổ bari
Đây là một vài nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ đi ngoài phân màu trắng mà không phải là do gan, mặc dù đây là không phải là nguyên nhân thường gặp.
3. Cảnh báo
Phần lớn các nguyên nhân khiến trẻ đi phân trắng đều tương đối nghiêm trọng, vì chúng do vấn đề về gan, ruột non hay túi mật.
Chúng có thể là viêm gan, các ống dẫn mật bị dị tật bẩm sinh, viêm ruột, sỏi mật hay khối u, xơ gan mật, viêm đường mật, hẹp đường mật và các lỗi trao đổi chất bẩm sinh.
Bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay vì viêm gan có thể là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân trắng.
Một số loại thuốc có thể gây viêm gan cho trẻ, vậy nên bố mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi cho con sử dụng và chỉ dùng theo chỉ định của bác sỹ, tuân thủ đúng liều lượng thời gian dùng thuốc.
Màu sắc phân của trẻ cũng biểu hiện cho tình trạng sức khỏe
Trong nhiều trường hợp, bé đi ngoài phân lỏng màu trắng có thể do liên quan tới túi mật. Mật được sinh ra từ gan và được giữ lại trong túi mật.
Trong suốt quá trình tiêu hóa, nó được tiết vào ruột non.
Chính chất lỏng có màu sẫm này đã tạo ra màu phân bình thường. Nếu phân có màu trắng, có thể là do túi mật bị tắc nên các chất này không đến được phân.
II. Biểu hiện của các loại phân trẻ sơ sinh
Trước tiên hãy cùng nhận diện một số tính chất, màu sắc phân khác thường có thể gặp ở trẻ:
1. Phân có chất nhầy trắng hoặc xanh
Khi phân có chất nhầy trắng hoặc xanh là dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc bị sổ mũi, viêm mũi họng. Nếu đường hô hấp của trẻ bình thường, cần đưa trẻ đến bác sỹ vì có thể trẻ bị rối loạn màng nhầy ở ruột.
2. Phân có màu xanh
Phân có màu xanh cỏ úa, lỏng hoặc phân không thành hình, có màu vàng nhạt hoặc màu vàng sẫm kèm theo chút thức ăn chưa tiêu hóa, mùi hôi thối là do trẻ ăn quá nhiều, cơ thể không hấp thụ hết.
Vì vậy, các mẹ cần giảm bớt lượng ăn cho con.
Khi phân có màu xanh sẫm, lượng ít, có dính nhầy, khi bú hoặc sau khi bú trẻ thường quấy khóc quằn quại thì đó là do trẻ bị đói, mẹ cần tăng lượng sữa thích hợp để trẻ trở lại bình thường.
Chi tiết hơn, mời bạn xem bài viết ” Trẻ đi ngoài phân xanh” để hiểu rõ hơn nhé.
Phân màu xanh
3. Phân có máu
Có thể xuất hiện sợi máu trong phân hoặc có vệt máu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm lẫn trong phân.
Trong bất kỳ trường hợp nào khi thấy phân của trẻ có lẫn máu hoặc nghi ngờ có máu, chúng ta cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám, tìm ra nguyên nhân và cách xử lý kịp thời.
4. Phân nửa thành hình, nửa như nước
Phân nửa thành hình, nửa như nước, đó là biểu hiện trẻ bị mắc bệnh cúm, lên sởi. Nếu phân lỏng như nước, ngày đại tiện trên 10 lần thì đó là do ngộ độc thức ăn.
Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay đề phòng hiện tượng mất nước, nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
5. Phân có màu xám
Phân có màu xám thường gặp ở những trẻ được nuôi bằng các loại sữa công thức.
Cha mẹ nên theo dõi sự biến chuyển của phân, nếu thấy phân ngày càng xám và rắn lại, có thể hỏi ý kiến bác sỹ vì có thể loại sữa đang dùng không phù hợp với trẻ.
6. Phân màu nâu nhạt
Khi phân có màu nâu nhạt, vón cục thường do trẻ uống quá ít nước nên bị nóng trong hoặc chế độ ăn ít tinh bột và chất xơ.
Để khắc phục tình trạng trên, các mẹ cần cho con uống đủ lượng nước hàng ngày tùy theo cân nặng của trẻ và đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và rau xanh.
Mẹ cần nhận biết sớm tình trạng phân bất thường ở trẻ
7. Phân có dạng như hồ loãng màu vàng nhạt
Khi trẻ đi ngoài ngày 3-4 lần, màu phân có dạng như hồ loãng màu vàng nhạt, nguyên nhân có thể do khi ngủ trẻ bị lạnh bụng.
Để cải thiện tình trạng trên, khi đi ngủ dùng một tấm chăn mỏng đắp vào vùng bụng giúp giữ ấm bụng và kết hợp giảm thức ăn dầu mỡ cho trẻ.
Ngoài ra, có thể khắc phục bằng cách rang vàng gạo, sau đó đun lấy nước uống hoặc dùng pha sữa cho trẻ ăn một vài ngày cho đến khi phân trở lại bình thường.
8. Phân có mủ kèm theo mùi thối khắm
Phân có mủ (trắng, xanh, xám) kèm theo mùi thối khắm là biểu hiện trẻ bị viêm ở đường ruột hoặc một bộ phận nào đó trong cơ quan tiêu hóa. Nếu khi đại tiện, tẻ quấy khóc, đau bụng buồn nôn, đi ngoài nhiều lần và phát sốt thì có thể trẻ bị kiết lị.
9. Phân cứng, bên ngoài có nhầy hoặc máu
Khi phân cứng, mặt ngoài có nhầy hoặc máu là biểu hiện của bệnh táo bón. Nếu trẻ bị táo bón nặng, có thể cho trẻ uống 60-70ml mật ong (chỉ dùng đối với trẻ ngoài 1 tuổi) hoặc 5-10 ml dầu vừng, dầu lạc đã nấu chín có thể chữa khỏi táo bón.
Trẻ bị táo bón
10. Phân như nước vo gạo
Khi phân như nước vo gạo, có màu trắng đục, số lần đại tiện và số phân nhiều kèm theo nôn mửa, đó có thể là do bị bệnh tả. Các mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.
11. Phân như bã đậu, có màu xanh lẫn chất nhầy
Biểu hiện là phân như bã đậu, hoặc phân loãng, có màu xanh lẫn chất nhầy là do trẻ bị viêm nhiễm cầu trùng xâu chuỗi màu trắng ở đường ruột hoặc bị viêm ruột do nấm.
III. Vậy trẻ đi phân màu trắng nên làm gì?
Khi phân của trẻ có những dấu hiệu bất thường kể trên, trước tiên bố mẹ cần theo dõi tình trạng của con, kiểm tra lại chế độ ăn uống có gì thay đổi không để điều chỉnh phù hợp.
Còn những trường hợp trẻ đi ngoài phân màu trắng kèm các triệu chứng như quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, người mệt mỏi thì phương án tốt nhất là bố mẹ cần đưa con đi khám sớm để xác định nguyên nhân, điều trị kịp thời.
Hy vọng qua bài viết sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp bố mẹ phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng trẻ đi phân màu trắng cũng như các bất thường khác từ màu sắc phân của trẻ.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách mặc tã, thay tã cho trẻ sơ sinh chuẩn chỉ 3 phút