Tắc ruột ở trẻ là gì? Có nguy hiểm không?

Tắc ruột có thể ảnh hưởng đến nhiều lứa tuổi, đối tượng, nếu không sớm điều trị, có thể gây thủng ruột, hoại tử ruột, viêm phúc mạc, thậm chí là tử vong. Dưới đây là những thông tin về hội chứng này giúp nhận biết triệu chứng tắc ruột ở trẻ nhỏ.

tắc ruột ở trẻ

tắc ruột ở trẻ

Tắc ruột ở trẻ là gì?

Hội chứng tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ruột làm ngăn cản sự di chuyển bình thường của các sản phẩm tiêu hoá, khiến chúng bị tích tụ lại tại ruột, gây bít tắc, không đào thải ra ngoài cơ thể được.

tắc ruột là gì

tắc ruột là gì

Tắc ruột có nguy hiểm không?

Tắc ruột ở trẻ nhỏ vô cùng nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời, có nguy cơ gây tử vong cao.

Nếu không được chẩn đoán và can thiệp trong vòng 24 giờ đầu tiên thì khả năng phục hồi của ruột sau điều trị giảm. Trẻ có thể bị sốc nặng do mất máu, do hấp thụ độc tố qua thành ruột bị hoại tử và viêm màng bụng, dẫn tới nguy cơ tử vong cao.

Triệu chứng tắc ruột ở trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu tắc ruột được biểu hiện ở những đặc điểm sau:

Đau bụng

trẻ đau bụng

trẻ đau bụng

Đây là dấu hiệu được cảnh báo sớm nhất, biểu hiện có thể đau từng cơn, đau đột ngột hoặc dữ dội rồi giảm dần, sau 2 – 3 phút lại xuất hiện các cơn đau khác. Cơn đau bụng ở người bị tắc nghẽn đường ruột ban đầu chỉ khu trú ở một vùng bụng rồi dần đau lan ra toàn bụng.

Nôn và buồn nôn

trẻ nôn trớ

trẻ nôn trớ

Triệu chứng này hầu như người bệnh nào cũng gặp phải, có trường hợp không bị nôn mà chỉ buồn nôn. Nếu nôn có thể kèm theo các cơn đau, người bệnh nôn ra thức ăn trước rồi nôn ra nước mật, dịch tiêu hóa và phân.

Bí trung – đại tiện

 

Đây là dấu hiệu quan trọng giúp bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng tắc ruột ở người bệnh. Bởi điều này chứng tỏ sự bí tắc hoàn toàn các chất thải trong lòng ruột của người bệnh.

Tuy nhiên, thời gian đầu bị tắc ruột thì ruột vẫn còn co bóp đẩy hơi và phân ở phía dưới chỗ bị tắc ra ngoài, phần bị tắc bên trên không xuống được nữa cho nên triệu chứng bí trung – đại tiện xuất hiện muộn hơn.

Đầy bụng, chướng bụng

trẻ chướng bụng đầy bụng

dấu hiệu tắc ruột ở trẻ nhỏ khá phổ biến, dễ nhận biết đặc biệt là ở những người gầy thành bụng thường mỏng có thể thấy quai ruột nổi lên trên thành bụng. Chiếu ánh sáng lên bề mặt bụng có thể nhìn thấy được sóng nhu động nổi cộm và di chuyển chậm chạp như rắn bò. 

Triệu chứng toàn thân

Toàn thân người bệnh vẫn ở trong trạng thái bình thường khi mới bị tắc ruột. Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.

Nguyên nhân gây tắc ruột ở bé

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hội chứng này, chủ yếu được chia thành 2 nhóm chính: tắc ruột cơ năng và tắc ruột cơ học.

Tắc ruột cơ năng

tắc ruột sau mổ

tắc ruột sau mổ

Thường xảy ra do:

  • Viêm màng bụng do thủng dạ dày, viêm ruột thừa,…
  • Tổn thương tuỷ sống
  • Sau mổ, đặc biệt là ở những bệnh nhân có gây mê toàn thân.

Ngoài ra, tắc ruột cơ năng còn gặp trong những trường hợp rối loạn điện giải, giảm canxi máu, giảm natri máu,…

Tắc ruột cơ học

tắc ruột cơ học

tắc ruột cơ học

Chủ yếu do 3 nguyên nhân sau:

  • Tắc nghẽn bên trong thành ruột: Do dị vật, bã thức ăn, búi giun, sỏi mật rơi xuống đường ruột.
  • Tắc nghẽn từ thành ruột: Do các khối u lành hoặc ác tính, trong đó ác tính chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt ở ruột già, đại tràng. Ngoài ra còn do bệnh nhân bị viêm ruột lâu ngày gây xơ, teo ở đoạn ruột nào đó.
  • Từ bên ngoài chèn vào: Như u ổ bụng chèn ép, xoắn ruột, u nang buồng trứng, dây chằng bẩm sinh hay sau mổ, do thoát vị thành bụng nghẹt, thoát vị bên trong….

Đối tượng nào dễ mắc tắc ruột cơ học?

Hội chứng tắc ruột khá phổ biến và có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Thường gặp nhất ở các đối tượng sau:

  • Người bị chấn thương đường ruột
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Từng thực hiện chiếu xạ tại hoặc gần vùng bụng
  • Bệnh Crohn
  • Viêm ruột thừa
  •  Sau phẫu thuật ổ bụng, nhiễm trùng hoặc chấn thương
  • Người có tiền sử mắc bệnh tắc ruột
  • Người bị mất cân bằng điện giải, đặc biệt là kali và canxi
  • Người già bị lão hóa

Cách xử lý khi bị tắc ruột

đưa trẻ đi khám bác sĩ

đưa trẻ đi khám bác sĩ

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị tắc ruột, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Sau khi chẩn đoán, làm các xét nghiệm, chụp chiếu bác sỹ sẽ đưa ra kết luận về nguyên nhân và hướng điều trị cụ thể cho bé.

Thông thường phương pháp xử lý khi bị tắc ruột là điều trị phẫu thuật kết hợp với hồi sức ngoại khoa trước trong và sau mổ nằm điều chỉnh các rối loạn toàn thân do tắc ruột gây ra (rối loạn nước điện giải ) và loại trừ nguyên nhân gây tắc, phục hồi lưu thông ruột.

Ngoài tắc ruột ở trẻ, để tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh tiêu hóa khác, có thể liên hệ tổng đài 1800.1125 (miễn cước gọi) để được dược sĩ của chúng tôi tư vấn.

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc