Trẻ bị chàm Eczema có chữa khỏi dứt điểm được không và cách chăm sóc trẻ?
Chàm eczema là bệnh biểu hiện bằng những vùng da sần sùi và có những mảng đỏ, kèm theo ngứa và bong tróc da. Theo thống kê của các bác sĩ nhi khoa, khoảng 20% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi bị chàm eczema. Bệnh này sẽ thoái lui khi trẻ lớn hơn 3 tuổi nhưng rất dễ tái phát.
Trẻ bị eczema sẽ bị khô da từng mảng. Để khắc phục căn bệnh này, một giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất là cung cấp độ ẩm cho da các bé hàng ngày.Bệnh này thường chỉ xuất hiện ở trẻ từ 3 tháng tuổi trở đi. Theo thống kê của Pháp, có khoảng 20% các em bé đang trong thời kỳ bú sữa mẹ mắc căn bệnh này và khoảng 80% các em không còn triệu chứng bệnh ở độ tuổi từ 4 – 6.
Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh eczema ở trẻ
– Da khô hơn bình thường: Bạn sẽ thấy những bất thường trên da trẻ. Da trẻ mắc bệnh này không sản sinh ra được chất lipit do đó da trở nên sần sùi và có những mảng đỏ, kéo theo triệu chứng ngứa và bong tróc da.
– Viêm da: Ở trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ, bệnh eczema thường xuất hiện trên mặt, khuỷu tay, khuỷu chân. Chỗ da bị tổn thương thường đỏ, phát ban, ngứa, trợt da.
– Nhiễm khuẩn trùng cầu vàng: Loại vi khuẩn này chiếm tới 90% nguyên nhân gây bệnh và có khả năng gây viêm da cao.
Điều trị bệnh chàm với thuốc có chứa dermocorticoit
Hiện nay, thuốc kháng sinh có chứa dermoticoit vẫn là giải pháp duy nhất mang lại hiệu cao trong điều trị bệnh eczema ở trẻ đang bú mẹ. Thuốc được điều chế dưới dạng kem, thuốc mỡ, gel, thuốc rửa…
Kem thường được dùng để điều trị bệnh eczema xuất hiện ở khuỷu tay, khuỷu chân, những chỗ bị rỉ nước… Thuốc mỡ dùng cho những vùng da bị tổn thương nhẹ. Thuốc được dùng 1 lần/ngày, vào buổi tối, sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da cho trẻ. Thuốc sẽ được chỉ định dùng 2 lần/ngày trong trường hợp bệnh nặng.
Lưu ý khi dùng thuốc có chứa dermocorticoit: không dùng thuốc này cho vùng da mặt của trẻ, thuốc có thể gây teo da.
Chăm sóc cho bé đang trong thời kỳ bệnh chàm phát tác
– Tắm cho bé hàng ngày với sưa tắm chuyên dùng cho da không chứa sút. Không tắm cho trẻ với xà phòng thông thường.
– Tắm nhanh cho trẻ (dưới 10 phút) và sử dụng nước ấm (33oC).
– Sử dụng dầu có chứa chất hydrodispersi trong nước tắm của bé. Chất này có tác dụng trung hoà chất vôi có trong nước.
– Tắm rửa vệ sinh hàng ngày cho da trẻ là điều không thể bỏ qua khi trẻ bị eczema. Điều này cho phép loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và các loại thuốc bôi trên da cho trẻ, do đó khi bôi thuốc mới, sẽ ngấm vào da tốt hơn.
– Hàng ngày dùng kem cung cấp độ ẩm, làm mềm da để xoa lên da trên khắp cơ thể của bé.
Chăm sóc da bé thời kỳ bệnh đã ổn định
– Tăng cường độ ẩm cho da của bé: dùng các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da dành riêng cho trẻ em 2 ngày/lần, trên cơ thể bé và mặt.
– Sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội đầu… trung tính, không có mùi thơm nhằm tránh gây kích ứng trên da của bé.
Các loại quần áo nên dùng cho bé
Quần áo làm từ vải coton, vại lụa hoặc polyester cho bé. Những loại vải này mềm, không gây ngứa. Tránh mặc cho bé vải len, vải len rất dễ gây ngứa và dị ứng.
Trẻ bị chàm Eczema có chữa khỏi dứt điểm được hay không?
Eczema chàm là một bệnh phát ban trên da kinh niên thường gặp ở trẻ nhỏ. Hầu hết Eczema chàm sẽ biến mất khi trẻ được 3 tuổi mặc dù có thể bất cứ một đứa trẻ hay người trưởng thành nào cũng có thể bị lại căn bệnh này.
Triệu chứng của bệnh: nổi đám mảng đỏ trên da, mụn nước, ngứa. Nguyên nhân của bệnh phúc tạp do cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài và liên quan đến vai trò thể địa dị ứng.
Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn: đỏ da, mụn nước, lên da non, liken hóa (hăm cổ trâu).
Các thể Eczema: Eczema tiếp xúc; Eczema thể địa; Eczema nhiễm khuẩn; Eczema đồng tiền và Eczema da dày.
Phương pháp điều trị: Điều trị theo từng giai đoạn của bệnh, nhưng có nguyên tắc chung là:
– Giai đoạn cấp cần nghỉ ngơi, hạn chế kích thích rượu, cà phê; tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng; tránh cào gãi, trà sát, rửa bằng xà phòng; nếu có nhiễm khuẩn thì nên dùng kháng sinh (Erythromyein, Tetracylin – uống một đợt 7-10 ngày).
– Điều trị tại chỗ: Dùng các thuốc dịu da như thuốc tím pha loãng 1/4.000, nước muối sinh lý 9 phần ngàn, Rivanol 1 phần ngàn trong 5-7 ngày đầu, sau đó bôi thuốc tím Metyl 1%.
– Khi tổn thương khô, bôi tiếp mỡ corticoid.
– Dùng kháng sinh như cream synalar-neomycin; cream celestoderm-Neomyein.
– Với Eczema mãn tính: có thể dùng Goudron, mỡ corticoid, mỡ Dipsosalic.
Ở Hà Nội có thể đi khám và chữa bệnh tại Trung tâm Da liễu (BV Bạch Mai).
Ở TPHCM, khám và chữa chàm eczame tại Bệnh Viện Da Liễu, Bệnh viện Nhi Đồng 1,2.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.