Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
Tay chân miệng là bệnh dễ lây lan và không có phương pháp điều trị đặc biệt nên nếu tình trạng nhẹ thì bác sĩ không khuyến khích trẻ nằm viện. Nhưng thế thì cha mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hay chưa?
- Bệnh viêm màng não ở trẻ em và những điều cần lưu ý
- Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa
Bệnh tay chân miệng là bệnh trẻ em thường gặp ở đối tượng dưới 5 tuổi. Đó là bệnh lý dễ lây lan nhưng không có thuốc đặc trị, cha mẹ có thể điều trị triệu chứng tại nhà nếu như bệnh ở cấp độ 1. Và cần phải lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà:
Mục lục
Dinh dưỡng cho trẻ
Với những bệnh không có thuốc đặc trị thì sức đề kháng của trẻ chính là phường thuốc hiệu quả nhất. Muốn tăng sức đề kháng cho trẻ thì phải đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ trong giai đoạn bệnh.
Triệu chứng của bệnh xuất hiện ở vùng miệng gây lở loét nên cần phải lưu ý trong quá trình cho trẻ ăn:
Ưu tiên những thực phẩm mềm, mịn và ít nhiệt. Cháo nhuyễn, súp thịt bầm nhuyễn, bột dinh dưỡng, sữa chua là những món mà cha mẹ nên bổ sung cho trẻ bị tay chân miệng.
Bổ sung nhiều vitamin C để làm nhanh chóng các vết loét. Tăng cường cho trẻ ăn nhiều trái cây như cam, quýt, chanh dây,… Ngoài ra cho trẻ uống nước hạ nhiệt như rau má, nước dừa cũng rất tốt trong quá trình chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà.
Còn đối với trẻ còn bú mẹ thì hãy cho trẻ bú liên tục. Chia cử bú ra nhiều lần vì bú lâu và nhiều khiến miệng trẻ đau nhiều hơn.
Tuyệt đối, không kiêng cử thứ gì, chỉ hạn chế thực phẩm cứng do miệng trẻ lỡ loét. Ngay khi trẻ vừa khỏi bệnh thì lập tức cho trẻ ăn đầy đủ hơn để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Vệ sinh cá nhân rất quan trọng khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
Trái với lời đồn rằng trẻ bị tay chân miệng không nên tắm rửa, kiêng gió. Bác sĩ khuyên rằng vệ sinh thân thể, tắm rửa trong ngày là cần thiết để bệnh nhanh khỏi hơn. Nó còn ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm ra cộng đồng.
Sau khi trẻ đi vệ sinh phải rửa tay thật sạch để tránh bội nhiễm vì phân cũng chứa những tác nhân gây bệnh tay chân miệng.
Quần áo sau khi thay xong cũng phải giặt qua nước sôi để diệt khuẩn và phơi thật khô trước khi sử dụng lại.
Cho trẻ ăn bằng tô, muỗng riêng trong quá trình chăm sóc bệnh tại nhà.
Cách ly trẻ bệnh
Thông thường trẻ chỉ khỏi hẳn và không còn lây nhiễm cho người khác sau 7-10 ngày. Do đó hãy cho trẻ tạm nghỉ học trong những ngày này. Nếu trong gia đình còn có trẻ khác thì không cho chơi đùa cùng nhau. Giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của trẻ bệnh để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm và xử lý biến chứng kịp thời.
Phòng ngừa bệnh tái phát
Đây là bệnh lý có thể tái phát sau khi trẻ khỏi bệnh nên cha mẹ cũng phải đặc biệt lưu ý:
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không cho trẻ mút tay, chân trong lúc chơi đùa.
Đảm bảo dinh dưỡng để sức đề kháng trẻ gia tăng và nâng cao khả năng chống lại bệnh tật.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.