Những nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy mà các mẹ nên biết

Bạn có biết nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy là do đâu mà lại xảy ra quanh năm và ai cũng có thể mắc nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh hơn cả không? Cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết sau nhé.

6 Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy thường gặp

Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy do một loại vi rút ở niêm mạc ruột gây ra, đôi khi do vi khuẩn hay ký sinh trùng. Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước ép hoa quả hay dị ứng thực phẩm cũng có thể dẫn đến tiêu chảy.

Tình trạng trẻ bị tiêu chảy cần xem xét 6 nguyên nhân này:

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là bệnh phổ biến, có thể được gây ra bởi các loại vi rút khác nhau. Các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là rotavirus.  

Vi khuẩn lây nhiễm

Trẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn lây nhiễm thường nặng, đôi khi kèm theo triệu chứng nôn và đau bụng, phân có máu. Bệnh này do vi khuẩn E. coli, salmonella… có trong thịt nướng chứa vi khuẩn gây ra.

Ký sinh trùng

Nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây tiêu chảy. Nguyên nhân dẫn đến mắc loại ký sinh trùng này thường là do qua đường nước uống như nước chứa trong bể chứa, nước thông qua đường ống trên mái nhà có chứa giun đỏ…

Kháng sinh

Nếu trẻ vẫn bị tiêu chảy trong khi điều trị kháng sinh hoặc sau khi điều trị thì có thể kháng sinh chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm trầm trọng.

trẻ bị rối loạn tiêu hóa mùa hè

Kháng sinh là một nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Thực phẩm đóng hộp

Uống nước trái cây đóng hộp quá nhiều, đặc biệt là những loại nước có nồng độ sorbitol và fructose cao cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày cho bé.

Dị ứng sữa bò

Dị ứng sữa bò tuy không phổ biến nhưng nó cũng có thể gây ra tiêu chảy và nôn trớ nếu trẻ không hợp.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố như ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn ôi thiu không được nấu chín kỹ hoặc để ruồi nhặng bâu đậu gây nhiễm khuẩn, bàn tay bẩn không rửa sạch trước khi cầm thức ăn. Vi khuẩn, virut sẽ theo đó tới ruột và ở đây chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và bài tiết các chất độc.

Lúc này cơ thể sẽ phản ứng lại ngay bằng cách huy động nhiều nước vào ruột để hoà tan các virut, vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra, đồng thời ruột co bóp mạnh để thải nước đó mang theo virut, vi khuẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, điều đó sinh ra tiêu chảy.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy chủ yếu là do sức đề kháng còn yếu, sữa không phù hợp, không đảm bảo,… nhiều trẻ phải dùng thuốc kháng sinh cũng là yếu tố gây ra bệnh này.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ có thể nhận biết qua số lần đi ngoài và tính chất phân (phân lỏng/phân dạng nước trên 3 lần/ngày có khi trên 10 lần mỗi ngày). Tuy nhiên, phân của trẻ bú mẹ có màu vàng nhạt, nhẹ hoặc thậm chí khá lỏng và thường chứa những mẩu nhỏ giống như hạt.

Trẻ bú mẹ có thể đi ngoài sau mỗi lần bú, trẻ ăn sữa công thức đi ngoài ra phân màu vàng cho tới màu rám và có độ rắn tương đương với bơ lạc.

Đôi khi phân trẻ có màu xanh nhạt cũng là bình thường không nên quá lo lắng miễn là bé ăn uống và phát triển bình thường. Trừ khi phân của bé hơi trắng và giống đất sét, chảy nước và đầy nước nhầy hoặc cứng và khô.

Biểu hiện các cấp độ tiêu chảy ở trẻ

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy có những biểu hiện tùy theo mức độ bệnh:

– Tiêu chảy nhẹ: Bé đi ngoài dưới 10 lần/ngày, phân lỏng và bụng có biểu hiện căng nhẹ

– Tiêu chảy nặng: Bé đi ngoài trên 10 lần/ngày, phân lỏng. Ngoài ra bé còn có triệu chứng nôn, sốt, sắc da xám nhạt, thậm chí bé còn bị hôn mê hoặc co giật.

Nên làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

– Bù nước cho trẻ: Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho bé uống oresol để bù lại lượng nước và chất điện giải đã mất. Đồng thời, mẹ cho bé uống thêm các loại nước khác như nước canh, nước cháo, nước dừa,…

– Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Nếu trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú nhiều hơn và cữ bú lâu hơn. Trẻ lớn hơn thì nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, thức ăn cần được nấu nhừ, mềm, dễ tiêu. Nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với cà rốt, khoai tây,…

trẻ bị tiêu chảy trong mùa hè

Chế độ dinh dưỡng góp phần cải thiện tình trạng trẻ bị tiêu chảy trong mùa hè

Vệ sinh sạch sẽ: Mẹ cần vệ sinh hai tay sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ.

– Chăm sóc trẻ đúng cách: Cha mẹ cần theo dõi số lần bé đi ngoài, số lượng, màu sắc phân và khả năng uống bù nước cũng như việc ăn uống của bé. Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.

– Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ: Hầu hết các trường hợp rối loạn tiêu hóa nói chung và tiêu chảy nói riêng đều do/dẫn đến hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng.

Men vi sinh sẽ bổ sung cho hệ tiêu hóa của bé các vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Lợi khuẩn có trong các chế phẩm như sữa chua (lượng ít), men vi sinh (đa dạng và có tỉ lệ sống cao trong ruột). Chính vì thế, mẹ nên bổ sung men vi sinh trong suốt thời gian trẻ bị tiêu chảy đến khi hoạt động tiêu hóa của con ổn định trở lại.

Tiêu chảy ở trẻ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng vì thế cha mẹ cần trang bị những kiến thức về bệnh, nắm rõ nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy để có thể phòng tránh cũng như xử lý đúng đắn, kịp thời khi chẳng may con mắc bệnh, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài.

 

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc