Lý giải tình trạng rối loạn tiêu hóa khi hành kinh
Thời gian “đèn đỏ” là những ngày rất nhạy cảm của chị em phụ nữ, sự thay đổi hormone khiến cho cơ thể chị em dễ gặp phải những triệu chứng khó chịu suốt mấy ngày liền như đau đầu, đau bụng, căng thẳng thần kinh, rối loạn tiêu hóa,… Vậy tại sao có hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi hành kinh?
Mục lục
Lý giải tình trạng rối loạn tiêu hóa khi hành kinh
Có một số phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa trước kỳ kinh và khi đang hành kinh. Chưa rõ hiện tượng này do cơ chế nào gây ra và vì sao có mối liên quan giữa đường ruột – dạ dày với tử cung.
Tuy nhiên có giả thuyết cho rằng đường ruột – dạ dày đã có những phản ứng với những thay đổi về nồng độ hoóc môn nữ và sự gia tăng bài tiết chất prostaglandine (chất gây ra cơn đau quặn bụng).
Các tế bào ở tử cung bắt đầu sản xuất ra hormone prostaglandin, giúp thúc đẩy hiện tượng bong các niêm mạc và mô trong tử cung đi ra cùng với máu. Điều này khiến cho tử cung phải chịu những cơn co thắt. Nếu những cơn co thắt này xuất hiện với cường độ nhanh và mạnh sẽ dẫn tới đau bụng hoặc chuột rút. Prostaglandin cũng là “thủ phạm” gây ra các cơn co thắt trong ruột dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt là trong những ngày đầu của chu kỳ.
Nguyên nhân khác gây rối loạn tiêu hóa kỳ kinh nguyệt có thể là do một số thuốc thông thường chị em vẫn dùng để giảm bớt cơn đau bụng kinh góp phần gây ra viêm ruột – dạ dày.
Một nghiên cứu đã chứng minh những phụ nữ bị hội chứng ruột dễ kích thích viêm đại tràng loét dễ có những rối loạn tiêu hóa khi hành kinh hơn so với những phụ nữ không bị bệnh mạn tính về đường ruột.
Nếu tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, đầy bụng hoặc rối loạn tiêu hóa gây chậm kinh thì bạn cần tìm đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Triệu chứng và cách xử lý rối loạn tiêu hóa trong chu kỳ kinh nguyệt
Các triệu chứng roi loan tieu hoa khi co kinh có thể bao gồm tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu. Mặc dù nó không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của chị em.
Chính vì vậy, trong thời gian nhạy cảm này chị em nên chú ý đến chế độ ăn uống sao cho đảm bảo cân bằng, đủ chất và phù hợp với thể trạng cơ thể. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ, uống nhiều nước để đường ruột hoạt động thuận lợi, hạn chế táo bón.
Cần tránh những thực phẩm dễ gây tiêu chảy như thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm đã hết thời hạn sử dụng, thực phẩm có vị chua,… và cần hạn chế các chất kích thích, các thực phẩm có tính cay, nóng…
Vận động nhẹ nhàng hàng ngày cũng giúp chống stress và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, chị em có thể gặp phải một số bệnh khác trong những ngày “đèn đỏ” như đau đầu do thiếu máu, căng thẳng thần kinh, đau ngực, đau mắt do hệ thần kinh thực vật và thần kinh thị giác bị ảnh hưởng vì rối loạn estrogen,…
Phụ nữ nên nắm được những sự thay đổi của cơ thể trong những ngày này để có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mình. Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài liên tục, thậm chí xuất hiện ngay cả trong những ngày không có kinh nguyệt thì nên tới các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.