Tập cho bé ăn cơm thế nào là khoa học nhất! Các bước cho trẻ ăn cơm

Thời điểm chuyển giao cho bé ăn cháo sang ăn cơm khiến nhiều các mẹ đau đầu. Vì vậy, việc tập cho bé ăn cơm như thế nào để trẻ không bị biếng ăn, chậm tăng cân, thậm chí là sụt cân là vấn đề mà rất nhiều mẹ quan tâm. Đừng quá lo lắng, bài viết này sẽ mách các mẹ các bước cho bé ăn cơm dễ dàng hiệu quả nhất cũng như thời điểm thích hợp nên cho bé ăn cơm. Hãy cùng theo dõi nhé!

I. Khi nào nên tập cho bé ăn cơm? 

Để bé nghe lời và không cảm thấy bị chán, áp lực trong khi ăn, thì việc các mẹ xác định thời điểm khi nào nên tập cho trẻ ăn cơm là rất cần thiết.

Bởi trên thực tế, nếu các mẹ cho ăn cơm quá sớm, bé sẽ dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như: Đau dạ dày, khó tiêu, táo bón,….

Tuy nhiên, nếu cho ăn cơm quá muộn, bé có thể gặp tình trạng thiếu dinh dưỡng, đồng thời cơ hàm của bé cũng bị chậm phát triển, gây ảnh hưởng tới việc tập nhai.

tập cho bé ăn cơm

Mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn cơm nát từ sau 19 tháng tuổi

Theo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tập ăn cơm thích hợp nhất để tập ăn cơm là sau khi bé được 19 tháng tuổi. Vì ở thời điểm này, bé đã mọc được khoảng 16 chiếc răng sữa và  có thể ăn được cơm nhão.

Đến khi trẻ được 24 tháng (2 tuổi), mẹ sẽ bắt đầu cho bé ăn cơm mềm, thời điểm này bé đã mọc được khoảng 20 chiếc răng.

Có thể thấy, khi trẻ 19 đến 24 tháng tuổi, thì đây được xem là thời điểm “Vàng” để các mẹ có thể tập cho bé ăn cơm. Tùy vào từng giai đoạn khác nhau mà các mẹ nên cho con ăn cơm từ mềm đến cứng.

Tùy vào thể trạng của trẻ mà các mẹ sẽ phân chia bữa ăn cho phù hợp, đồng thời luôn có sự thay đổi các món để bé không bị chán ăn.

II. Các dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn tập ăn cơm

Trong thời điểm bé tập ăn cơm, mẹ phải đảm bảo bữa ăn hàng ngày cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của bé, đây được xem là yếu tố giúp bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất. Cụ thể:

1. Vitamin và khoáng chất

Vitamin được xem là yếu tố quan trọng để giúp hệ tiêu hóa của bé luôn vận hành tốt, trong giai đoạn này, các bé cần bổ sung nhiều các vitamin thuộc nhóm: A,B,C,D.

cách tập cho bé ăn cơm

Ngoài ra, các khoáng chất cũng như: Sắt, canxi, i-ốt,… cũng được xem là vô cùng quan trọng cho sức khỏe của trẻ.

Các mẹ có thể tìm thấy những dưỡng chất này trong các loại thức ăn như: Dâu tây, cà chua, cá, thịt gà,….

2. Chất đạm/Protein

Đạm là dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ. Dưỡng chất này giúp cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, giúp cơ  bắp, xương, da,… phát triển tốt hơn.

Mẹ có thể bổ sung các loại thịt lợn, cá,… hoặc các sản phẩm từ sữa, trứng, đậu đỗ,… đây được xem là những đồ ăn chứa lượng đạm và protein vô cùng dồi dào.

3. Nhóm tinh bột

Không thể không nhắc tới nhóm tinh bột trong các dưỡng chất cần phải bổ sung cho bé trong quá trình tập ăn cơm. Đây là thực phẩm hỗ trợ hệ thần kinh trung ương cũng như giúp các cơ quan được vận hành tốt hơn.

cách tập cho trẻ ăn cơm

Với các món ăn giàu tinh bột, ngoài việc ăn cơm hàng ngày, mẹ có thể bổ sung thêm các loại củ như: Ngô, khoai, sắn,…

4. Chất béo

Chất béo là thành phần chính của màng tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh; cung cấp năng lượng cho cơ thể

Nguồn cung cấp chất béo: Váng sữa, phô mai, dầu mè, các loại hạt…

III. Các bước tập cho bé ăn cơm đúng cách nhất

Thời điểm chuyển giao cho bé ăn cháo sang ăn cơm khiến nhiều các mẹ đau đầu, vì bé có thể ăn phải khá nhiều vấn đề như biếng ăn, chậm tăng cân, thậm chí là sụt cân.

Do đó, các mẹ cần tham khảo các bước để tập cho bé ăn cơm ngay dưới đây, từ đó giúp bé cảm thấy ngon miệng, việc cho bé ăn cũng đơn giản và nhẹ nhàng hơn.

Bước 1: Nghiền nát cơm cho bé ăn

Việc đầu tiên khi cho trẻ tập ăn cơm là mẹ hãy nghiền nát và làm mềm cơm cho bé. Vì thời điểm này các cơ quan tiêu hóa của trẻ vẫn còn chưa hoàn thiện, cơm quá cứng có thể khiến bé bị khó tiêu, đau dạ dày,…

Để làm cơm nát cho trẻ, mẹ chỉ cần gạt 1 phần gạo trong nồi để trũng nước hơn các phần con lại trong khi nấu, để có được 1 phần cơm mềm hơn. Sau đó, mẹ lấy phần cơm này rồi dùng muỗng đánh nát ra.

Bước 2: Xác định liều lượng cơm cho từng giai đoạn tập ăn

Bước thứ 2 trong cách tập cho bé ăn cơm đúng cách là mẹ cần xác định liều lượng cơm cho từng giai đoạn tập ăn.

thực đơn cho bé 2 tuổi tập ăn cơm

Tập cho bé ăn các món ăn từ nát đến cứng

Khi đã hoàn thành bước chế biến, mẹ cần xác định liều lượng cơm phù hợp cho bé trong từng giai đoạn tập ăn.

Theo đó, các mẹ nên tập cho bé ăn cơm với số lượng từ ít tới nhiều để bé có thê thích nghi dần, vì bé mới chuyển từ cháo sang, việc ăn cơm sẽ gặp 1 chút khó khăn, bé cũng ăn lâu hơn.

Trong những ngày đầu tập, mẹ chỉ cần cho bé ăn từ 2 đến 3 muỗng cơm là đủ.

Ảnh 4: Mẹ nên bắt đầu cho bé tập ăn cơm nát.

Bước 3: Lựa chọn các thực phẩm phù hợp cho bé

Không chỉ cơm, mẹ cũng cần bổ sung các thực phẩm khác phù hợp với độ tuổi như: Cá, rau, thịt,… Để bữa ăn của bé đầy đủ dưỡng chất hơn.

Trong thời điểm cho bé tập ăn cơm, mẹ cần chế biến thức ăn theo kiểu: Hầm, nấu hoặc luộc chín mềm,… Sau đó đem ra cắt nhỏ cho bé ăn. Riêng đối với các thịt, mẹ nên hầm thật nhừ hoặc xay nhỏ để bé ăn dễ dàng, tránh bị hóc và nôn ói.

Bước 4: Không ép bé ăn theo ý của bản thân

Mẹ hãy cho bé ăn tự do ăn theo khả năng của mình, không ép ăn theo ý muốn của mẹ. Hầu hết các bé đều cảm thấy rất hào hứng với ngày đầu tiên được ăn, sau đó khi chán cơm các bé có thể chỉ ăn thức ăn.

tập cho bé ăn cơm nát như thế nào

Đây là điều hoàn toàn bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau để đa dạng giúp bé thay đổi khẩu vị và hứng thú trong mỗi bữa ăn.

Bước 5: Tập dần các món ăn từ nát đến cứng cho bé

Trên thực tế, việc chuyển cho bé sang ăn cơm là để giúp trẻ quen dần với các loại thức ăn và phát triển cơ hàm trong khi nhai.

Do đó, mẹ cần phải thật kiên trì để tập cho trẻ thói quen nhai và nuốt thức ăn. Để giai đoạn ăn cơm dễ dàng hơn, mẹ nên cho bé ăn từ cơm nát, mềm rồi mới đến cứng.

Thời điểm mới tập, mỗi ngày mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa vào buổi trưa và tối, ngoài ra, bé vẫn cần ăn các loại cháo để đảm bảo dinh dưỡng. Khi kỹ năng nhai của bé tốt và trẻ thích ăn cơm hơn, lúc này, mẹ có thể tăng số lượng bữa cơm trong ngày và tăng lượng cơm ở trong mỗi bữa.

IV. Một số món ngon trong giai đoạn bé tập ăn cơm

Ngoài cách tập cho bé ăn cơm, nên nấu món gì cho bé trong thời điểm này cũng là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu:

1. Các món cho bé mới tập ăn cơm

Một số món khi bé đang ăn cơm nát mẹ có thể tham khảo như: Trứng cuộn, trứng bọc rau củ, thịt gà viên rau củ, súp rau, đậu phụ hấp trứng thịt…Đây đều là những món ăn giàu dinh dưỡng và ngon miệng mẹ không nên bỏ qua trong thực đơn cho bé tập ăn cơm nát.

món ngon cho bé tập ăn cơm

2. Món canh cho bé tập ăn cơm 

Ngoài các món ăn trên, mẹ có thể tham khảo một số món canh ngon cho bé tập ăn cơm như: Canh trứng gà cà chua, canh bí đao nấu sườn, canh thịt nấu chua, canh gà nấm. Ăn thêm các món canh cũng có thể

3. Các món tôm trong giai đoạn bé mới ăn cơm

Nhắc tới các món tập cho bé ăn cơm, chắc chắn không thể bỏ qua các món ngon cho bé 2 tuổi tập ăn cơm từ tôm. Mẹ có thể chế biến tôm cho bé tập ăn cơm như tôm chiên xù, chả tôm, tôm chiên sốt trứng muối, tôm xào trứng, tôm hấp trứng bí đỏ, tôm xào rau củ, tôm hấp đậu phụ, tôm rim…

thực đơn cho bé 1 tuổi tập ăn cơm

4. Các món ăn từ thịt bò cho trẻ ăn cơm

 Thịt bò là thức ăn cho bé tập ăn cơm quen thuộc. Các món cho bé tập ăn cơm nát chế biến từ thịt bò mẹ có thể tham khảo gồm: su su xào thịt bò, bò xào hành tây, bò kho, bò bít tết, bò xốt cam, hò hầm nấm kiểu Pháp, thịt bò xào trứng….

V. Một số lưu ý khác trong giai đoạn tập ăn của bé

Trong quá trình tập cho bé ăn cơm, các mẹ cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:

+ Cần phải kiên trì vì việc tập cho bé ăn cơm không thể thành công trong 1 hay 2 ngày.

+ Trước bữa ăn chính, mẹ không nên cho bé uống sữa, ăn kẹo khiến bé có cảm giác no giả và không muốn ăn.

+ Chế biến đồ ăn theo khả năng nhai của bé để tránh tình trạng bé sợ đồ ăn.

+ Không nên xay nhuyễn hay để thức ăn quá nát, khiến bé không có phản xạ nhai, đồng thời làm mất hương vị món ăn.

+ Cần đa dạng và thay đổi món ăn thường xuyên, giúp bé cảm thấy hứng thú và ngon miệng khi ăn.

thực đơn cho bé tập ăn cơm nát

+ Nên bổ sung các bữa ăn phụ với váng sữa, hoa quả cho bé.

+ Ngoài ra, việc uống đủ lượng nước cũng hỗ trợ tối đa cho bé trong việc hấp thu các dưỡng chất, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Trong giai đoạn tập cho bé ăn cơm, bé rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Chính vì vậy mẹ nên tham khảo và cho bé sử dụng các sản phẩm men vi sinh giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa của bé.

Nếu còn chưa hiểu vấn đề gì trong các bước cho bé tập ăn cơm, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để có được câu trả lời chính xác, dễ hiểu nhất!

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc