Tổng hợp tất tần tật các thông tin về bệnh rụng tóc hình vành khăn

Trẻ bị rụng tóc là nỗi lo lắng lớn đối với các bậc làm cha mẹ đang nuôi con nhỏ, đặc biệt là khi trẻ bị rụng nhiều tóc ở phần sau gáy, tạo thành hình vành khăn. Dưới đây, Himita.vn sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết hơn về bệnh rụng tóc vành khăn để bố mẹ lưu ý và điều trị kịp thời cho con.

Hiện tượng rụng tóc vành khăn

Rụng tóc vành khăn là gì?

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng tóc của bé rụng nhiều tập trung ở phần sau gáy và tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Bệnh thường gặp ở những trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, vitamin D cũng góp phần rất lớn trong việc phát triển móng, lông, tóc. Do đó, nếu trẻ bị thiếu vitamin D, chân tóc sẽ yếu và dễ rụng. Khi trẻ nằm, phần đầu tiếp xúc, cọ xát xuống chiếu sẽ bị rụng thành vành khăn.

Theo thống kê mới nhất của Viện dinh dưỡng Quốc gia, tỉ lệ trẻ bị rụng tóc vành khăn đến điều trị tại đây tương đối phổ biến, cứ khoảng 10 trẻ đến khám thì có tới 3-4 trẻ bị rụng tóc vành khăn.

Biểu hiện và dấu hiệu của bệnh rụng tóc vành khăn

Theo các bác sĩ, rụng tóc vành khăn nguyên nhân do còi xương khác tình trạng rụng tóc sinh lý hay rụng tóc của các bệnh lý. Rụng tóc vành khăn là rụng từng đám và mất cả chân tóc. Bên cạnh đó, khi bị rụng tóc vành khăn, trẻ còn quấy khóc, khó ngủ vào ban đêm, chậm vận động và ra nhiều mồ hôi.

Rụng tóc vành khăn thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thông thường trẻ “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Nhưng trẻ bị còi xương và có biểu hiện rụng tóc vành khăn thường chậm mọc rằng, chậm bọ, chậm lẫy, chậm ngồi và đi.

Nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ở trẻ

Các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân chính gây bệnh rụng tóc vành khăn là do thiếu các vi chất dinh dưỡng, trong đó thiếu vitamin D là chủ yếu. Bên cạnh đó, thiếu sắt, kẽm, vitamin C hay canxi đều có thể dẫn đến rụng tóc vành khăn.

Thông thường, rụng tóc do thiếu vi chất dinh dưỡng hay xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng, nhất là dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, rụng tóc do thiếu vitam D và thiếu các vi chất dinh dưỡng lại xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thậm chí ở độ tuổi 11-12 hay lứa tuổi lớn hơn như các bà mẹ sau sinh, người ốm dậy thiếu các vi chất dinh dưỡng này cũng có thể gây rụng tóc.

Cách điều trị bệnh rụng tóc vành khăn 

Tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ là một dấu hiệu không đáng lo, chỉ cần phát hiện sớm và bổ sung vitamin cũng như muối khoáng: sắt, kẽm, vitamin C, canxi kịp thời, tóc sẽ nhanh chóng mọc trở lại, trẻ cũng phát triển tốt hơn.

Bổ sung vitamin D cho trẻ là cần thiết

Tốt nhất, bố mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh để được khám lâm sàng và tìm ra nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà các bé bị thiếu, như vậy tình trạng rụng tóc ở trẻ không còn nữa, trẻ sẽ ăn ngon, ngủ ngoan và phát triển tốt hơn cả về thể chất cũng như tinh thần.

Cách bổ sung vitamin D tốt nhất cho trẻ

Có 2 cách để bổ sung vitamin D cho trẻ:

– Thứ nhất, cho trẻ uống liều cao: 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng. Khi vitamin D vào cơ thể sẽ được giữ lại cho gan, sau đó điều tiết để cơ thể phát triển bình thường.

– Thứ 2, cho trẻ uống vitamin D hàng ngày, tùy theo từng lứa tuổi mà cho trẻ uống các đơn vị khác nhau (từ 400 – 800 đơn vị/ ngày).

Mặt khác, bố mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên tắm nắng cho trẻ từ 9-10h sáng trong thời gian khoảng 5-7 phút mỗi ngày. Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo bố mẹ  không nên cho tắm nắng.

Lưu ý: Bố mẹ không nên tắm nắng cho trẻ trước 9h hoặc sau 15h bởi việc tắm nắng vào khoảng thời gian này đều là vô ích, cơ thể không nhận được tia UVB (tia UVB chiếu vào da và tạo vitamin D). Trong khi đó, cơ thể lại phơi mình vào sự nguy hiểm dưới tia UVA (không tạo ra vitamin D mà còn phá hủy vitamin D).

Tắm nắng thường xuyên

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ. Các mẹ hãy lưu lại ngay để biết cách chăm sóc con yêu tốt nhất nhé! Chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn và chóng lớn!

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

 

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc