Trẻ bị ho khi nào cần uống thuốc và có nên cho trẻ dùng kháng sinh
Trẻ bị ho, ra đờm xanh, thở khò khè là bệnh của trẻ đã diễn tiến nặng và cần dùng kháng sinh. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần biết cách dùng thuốc cho trẻ đúng liều lượng để trẻ không bị kháng thuốc. Nếu trẻ chỉ bị ho nhẹ hoặc chớm bị ho, thì không nên dùng thuốc.
Ho thế nào mới dùng kháng sinh?
Theo bác sỹ chuyên khoa nhi, vào những ngày giao mùa, khi trẻ gặp các triệu chứng như ho, sổ mũi, rát họng, khản tiếng, không ít phụ huynh đã vội vàng ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con. Đó là thói quen sai lầm. Thực tế, có đến 85% bệnh nhân viêm họng do virus và viêm họng mãn tính. Với dạng này thì dùng kháng sinh không những vô tác dụng mà còn gây hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ như làm cho vi khuẩn kháng thuốc, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ bị hen, làm rối loạn tiêu hóa do kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có ích trong đường ruột, khiến trẻ dễ bị biếng ăn, chậm lớn.
Kháng sinh chỉ phát huy hiệu quả với loại viêm họng do vi khuẩn (bội nhiễm vi khuẩn sau khi nhiễm virus). Do vậy, để không bị tốn tiền và hại người với kháng sinh, trước khi chữa trị bạn cần phải nhận dạng các loại ho và viêm vọng thường gặp.
– Ho do viêm họng cấp tính: là bệnh phát đột ngột, dấu hiệu thường gặp là sốt cao 39-40 độ C, mệt mỏi,đau họng, nuốt vướng, có thể ho từng cơn, ho có đờm, nhầy, lúc đầu trắng sau đặc vàng có mùi hôi, khàn tiếng… Bệnh thường do virus, có thể tự khỏi trong 3-4 ngày, chỉ cần dùng thuốc hạ sốt, giảm ho bằng các loại siro thảo dược (như PhytoTussin) mà không cần dùng kháng sinh. Bệnh do vi khuẩn nếu xuất hiệu các dấu hiệu môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, mặt bơ phờ. Khi đó cần dập tắt ngay bằng kháng sinh trong 5-7 ngày.
– Ho do viêm họng mãn tính: Nguyên nhân là do trẻ hít phải bụi, khói thuốc lá… với các dấu hiệu như rát họng, nuốt vướng, ho từng cơn liên tục, không sốt toàn thân, người chỉ hay mỏi mệt… Trường hợp này nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối vào buổi sáng và tối để giữ sạch vòm họng và hạn chế cơn ho.
– Ho do viêm họng mãn tính tái phát lâu ngày thành viêm họng hạt. Các ổ vi khuẩn hình thành xung quanh vòm họng. Trường hợp này cần đến bệnh viện điều trị đốt hạt, chữa viêm xoang để trị tận gốc các ổ vi khuẩn thì mới khỏi bệnh.
Giải pháp nào trị ho không cần dùng kháng sinh?
Như đã nói ở trên, việc điểu trị các triệu chứng ho, viêm đường hô hấp bằng kháng sinh chỉ là giải pháp cho những đợt viêm cấp tính, với những trường hợp viêm do nhiễm khuẩn. Theo bác sĩ, chiến lược hiệu quả trong việc điều trị các bệnh viêm đường hô hấp hiệu cần tuân theo 3 nguyên tắc: tăng cường miễn dịch giúp cơ thể tự bảo vệ và phòng tránh bệnh, sử dụng thuốc ho có nguồn gốc thảo dược sớm, ngay từ khi bắt đầu có dấu hiệu bị bệnh và chỉ được sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sỹ.
Mục lục
Bé bị ho cha mẹ không nên quá lo lắng
Thứ nhất là tại sao bé bị ho. Các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi cơ thể còn đang phát triển, chức năng miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, nhất là đường hô hấp dễ bị viêm nhiễm, khiến trẻ hay bị ho. Trung y cho rằng, trẻ nhỏ phổi và tỳ thường là yếu, bộ phận phổi còn non nớt, một khi tà khí thâm nhập cơ thể thông qua mồm và mũi thì trước tiên là ảnh hưởng đến phổi, nên dễ bị ho.
Hai là bệnh khác nhau thì ho cũng khác nhau.
Ho do bị cảm thì thường bị xổ mũi và ngạt mũi, nhưng không thở gấp, ban ngày ho nhiều hơn ban đêm.
Ho do bị hen xuyễn thì thường thở gấp, đêm ho nhiều. Khi gặp phải những chất gây dị ứng hoặc không khí lạnh thì ho lại càng nặng và thừơng hắt xì hơi, mặt và mũi cảm thấy ngứa.
Ba là ho gà thừơng có những triệu chứng như ho liên tục một cơn, sau khi ho thường có tiếng rít khi hít vào như tiếng gà gáy, kèm theo mặt bị phù và mẩn đỏ.
Bốn là ho do bị viêm phổi thì thừơng có những triệu chứng như hơi ngắn và thở gấp hoặc khó thở, nếu bị nặng thì thấy hai cánh mũi phập phồng, môi tím lại và nhiều đờm.
Năm là ho do viêm họng thì tiếng ho sâu và nặng, thừơng ho vào nửa đêm và bị khản tiếng.
Sáu là ho do viêm họng mãn tính thì thường ho khan và có cảm giác như có gì vướng trong họng, mà chủ yếu là ho vào ban ngày.
Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị ho cho trẻ ?
Thứ nhất là phải bồi dưỡng cho bé có thói quen không kén ăn. Bình thừơng cho bé uống nhiều nước, nhất là trong thời gian bé bị ho, nếu như trong cơ thể thiếu nước, thì đờm trong họng sẽ đặc lại khó ho ra được. Chú ý ít ăn những thức ăn ngọt và đồ lạnh. Trung y cho rằng, ăn những đồ ngọt và lạnh sẽ càng nhiều đờm và càng nhiệt, là nguyên nhân dẫn đến bị ho.
Hai là phải chú ý rèn luyện sức khỏe, bảo đảm cho không khí trong nhà được lưu thông, thường xuyên đưa bé ra hoạt động ở ngoài trời.
Ba là trẻ nhỏ khó thích ứng với không khí bên ngoài, chức năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể cũng chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải tùy theo thời tiết mà mặc thêm quần áo cho bé. Máy điều hòa nhiệt độ không nên mở nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chệnh lệnh quá 5 độ C.
Bốn là khi bé có đờm mà không khạc ra được, cha mẹ bế cho bé cúi đầu xuống đầu gối của mình, sau đó vỗ nhẹ sau lưng bé, để cho đờm ra.
Khi bé bị ho chúng ta có thể tự chế thuốc cho bé uống, như :
Nấu cháo gừng hành có thể chữa ho do bị phong hàn. Cách nấu: gạo 50 gam,gừng 5 lát, hành 5 cây và một thìa dấm, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, rồi ăn nóng.
Canh trứng nấu với mật ong. Chủ yếu chữa ho lâu, ít đờm. Cách nấu: 300 ml nước đun sôi, sau đó đánh một quả trứng đổ vào nước sôi, rồi cho một thìa mật ong vào là được.
Bách hợp nấu chè đỗ xanh. Thích hợp cho những người phổi yếu, ho lâu không khỏi. Cách nấu: Bách hợp 50 gam, đỗ xanh 30 gam. Đỗ xanh ninh sắp nhừ cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đỗ nhừ, cho một ít mật ong vào là được.
Xuyên bối mẫu nấu với lê. Thích hợp cho những người bị ho và nhiều đờm. Cách nấu: một quả lê, bột Xuyên bối mẫu 3 gam, đường phèn 15 gam. Lê gọt bỏ vỏ, nấu với Xuyên bối mẫu và đường phèn khoảng nửa tiếng là được. Uống nước và ăn lê.
Vừng nấu với bột quả óc chó. Thích hợp cho những người bị ho do phổi yếu, ít đờm. Cách nấu: Vừng 15 gam, bột óc chó 15 gam, đường phèn 12 gam. Vừng và quả óc chó rang thơm, rồi nghiền thành bột, cho đừơng phèn pha nước sôi rồi uống.
Trẻ bị viêm họng, ho và chảy nước mũi có nên dùng kháng sinh?
Hỏi: Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ, con trai của tôi 5 tuổi, cháu bị viêm họng, ho và chảy nước mũi. Có người khuyên tôi không nên cho cháu uống thuốc cứ để thế rồi bệnh sẽ khỏi, có người lại khuyên là phải mua kháng sinh cho cháu uống. Đã có lần do tôi tự ý dùng thuốc này nên đã xảy ra tai biến. Vậy bây giờ tôi có nên dùng thuốc cho cháu không? Xin bác sĩ cho tôi vài lời khuyên?
Trả lời của bác sĩ nhi khoa: Chào bạn!
Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp trên. Trẻ có thể ho húng hắng, ho từng tiếng, ho vài ba lần trong ngày, sốt, đau họng, chảy nước mũi… Ngoài ra, trẻ vẫn ăn uống bình thường, không thở gấp, không khó thở.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên chủ yếu do virus gây ra nên không cần sử dụng kháng sinh, chỉ cần chăm sóc ở nhà. Ngoài ra, có thể áp dụng một số biện pháp điều trị sau:
– Dùng các bài thuốc nam sẵn có tại gia đình cho trẻ uống như: quất, gừng, húng chanh, lá hẹ, hoa hồng hấp với mật ong hoặc đường phèn.
– Dùng thuốc hạ sốt paracetamol, liều dùng 10 mg/kg/lần, mỗi ngày có thể dùng 3 lần, cách nhau 4-6 giờ.
– Nhỏ mũi cho trẻ: Với trẻ sơ sinh, nhỏ dung dịch natri clorid 0,9%, ngày 3 lần. Trẻ lớn: nhỏ dung dịch sunfarin 1%, ngày 3 lần. Làm khô mũi bằng sâu kèn.
– Cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều lần hoặc ăn nhiều bữa.
Trên thị trường có rất nhiều loại xiro giảm ho dùng cho trẻ em, mỗi loại được dùng cho một bệnh. Việc sử dụng phải do thầy thuốc chỉ định. Không nên tự mua thuốc kháng sinh về điều trị cho trẻ. Nếu trẻ ho kéo dài trên 30 ngày, cần đi khám bác sĩ.
Một số trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do liên cầu khuẩn gây ra, thường gặp ở trẻ lớn. Ngoài ho, đau họng, sốt, trẻ còn có biểu hiện sưng, đau hạch góc hàm và khi khám họng thấy chất xuất tiết trắng.
Trẻ cần được điều trị tại nhà hoặc trạm y tế bằng thuốc kháng sinh để tránh biến chứng thấp tim, viêm cầu thận cấp. Các kháng sinh được dùng trong viêm họng cấp do liên cầu là: Benzathin penicillin (kháng sinh chậm, chỉ tiêm bắp một liều duy nhất), Penicillin V (phenoxy penicillin). Tuy nhiên, các thuốc đều phải do bác sĩ chỉ định.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.