Trẻ bị táo bón nên ăn gì và kiêng gì?

Táo bón ở trẻ một phần là do hệ tiêu hoá còn non kém, một phần là do chế độ ăn uống không đúng. Vậy trẻ bị táo bón nên ăn gì và kiêng gì? Chúng tôi có buổi trao đổi cùng với bác sĩ Anh Xuân sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Ăn chào

Cháo là món ăn không thể bỏ qua khi trẻ bị táo bón. Ảnh minh hoạ

Chế độ ăn uống rất quan trọng, có thể giúp cải thiện chứng táo bón và phòng tránh bệnh tái phát. Ngược lại, nếu vô tình hay cố ý ăn một số thực phẩm kiêng kị sẽ khiến tình trạng trở nên nặng hơn, có khả năng phát triển thành các bệnh lý về đường hậu môn khác.

Đại tiện như thế nào gọi là táo bón?

Trẻ bị táo bón có số lần đại tiện ít hơn bình thường, đi ngoài khó khăn, phân thường cứng, tròn nhỏ giống như các viên bi (giống phân dê), đi ít lần hơn thói quen trước đó, khóc khi rặn (uốn cong lưng, khép chặt mông). 

Trẻ mới biết đi sẽ lắc lư tới lui trong khi gồng chân và mông, uốn cong lưng, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn, có thể ngồi chồm hổm hoặc có tư thế bất thường. 

Một số trẻ lớn, táo bón lại biểu hiện bằng hiện tượng són phân trong quần mà trẻ không hay biết, phân trẻ đôi khi có máu. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 tuần được gọi là táo bón mạn tính, trước thời gian này được gọi là táo bón cấp tính. 

Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Thực phẩm nào nên ăn?

Theo bác sĩ Xuân, Một số thực phẩm dồi dào chất xơ được khuyên dùng là: 

– Rau xanh: khoai lang, mồng tơi, rau đay, rau dền,… để bổ sung chất xơ và pectin giúp cải thiện tình trạng táo bón.

Tích cực ăn rau xanh sẽ giúp bé cải thiện tình trạng táo bón

– Trái cây tươi: đu đủ, chuối, táo, lê, mận,… cũng thuộc danh sách táo bón ăn gì tốt.

– Đối với trẻ nhỏ còn bú mẹ thì người mẹ nên chú ý đến dinh dưỡng của mình, cho bé bú tăng số lượng hơn.

– Trẻ lớn hơn, đã ăn dặm/ăn cơm thì mẹ nên bổ sung cho trẻ bị táo bón các loại hạt ngũ cốc, gạo lức,… 

– Các loại khoai lang, thịt gân,… có tác dụng nhuận tràng rất tốt. 

Trẻ táo bón nên ăn gì? Mẹ cũng cần bổ sung các thực phẩm giàu magie cho trẻ như đậu hũ, kê, sữa,…  vai trò kích thích nhu động ruột hoạt động. 

– Cho trẻ ăn 1 đến 2 hộp sữa chua/1 ngày, có thể là sữa chua trái cây,.. giúp tăng vi khuẩn lên men trong đại tràng, tiêu hóa thức ăn dư thừa và giảm táo bón nhanh chóng.

– Trong trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa bò hoặc các sản phẩm làm từ sữa được truyền vào qua sữa mẹ, mẹ nên thay thế bằng sữa đậu nành giúp bổ sung vitamin A, B12, D và canxi. 

Tuy nhiên, các mẹ nên cho bé uống sữa đậu nành nguyên chất, không nên uống sữa đậu nành ít béo vì chất béo rất cần thiết cho sự phát triển trí não của bé. 

– Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ rất hiệu quả. Do đó, mẹ đừng bỏ qua việc bổ sung nước mỗi ngày khi đang phân vân không biết ăn gì để khỏi táo bón nhé.

Trẻ em bị táo bón nên kiêng ăn gì?

Ngoài việc nắm rõ trẻ em bị táo bón nên ăn gì, mẹ cũng cần chú ý tránh các thực phẩm, đồ uống khiến cho tình trạng táo bón nặng hơn:

– Thức ăn nhanh thường thiếu chất xơ, chứa nhiều chất bảo quản, đồ ăn được chế biến theo cách thức chiên rán béo ngậy cũng gây hai cho hệ tim mạch và tiêu hóa. Do đó, bị táo bón nên kiêng ăn gì không thể bỏ qua lời cảnh báo này nếu muốn cải thiện bệnh nhanh hơn.

– Đồ ăn chứa nhiều gia vị cay nóng (nhiều ớt, tiêu, tỏi) cũng là những thực phẩm nên tránh khi bị táo bón. Những món ăn cay nóng sẽ khiến cho tình trạng táo bón nặng hơn. 

Kiêng tuyệt đối các món cay nóng

– Bên cạnh hiểu rõ trẻ bị táo bón không nên ăn gì, nước uống có ga, nước ngọt đóng chai là những đồ uống cần tránh không chỉ khi trẻ bị táo bón mà chúng cũng không tốt cho sức khỏe, cần hạn chế sử dụng.

– Cẩn trọng khi cho trẻ uống các loại thuốc khiến bệnh táo bón nghiêm trọng hơn như thuốc chống nôn, thuốc an thần, thuốc lợi tiểu,… 

– Các loại rau già, nhiều chất xơ cứng gây cọ xát thành ruột

– Các loại hoa quả như ổi, hồng xiêm… là những thực phẩm mẹ nên tránh cho trẻ ăn khi con đang bị táo bón.

– Các loại bánh kẹo nhiều đường, thực phẩm ăn nhanh khó tiêu như thịt hộp, xúc xích, thịt xông khói, pizza, sanwich, hamburger cũng là lời đáp cho thắc mắc táo bón kiêng gì.

+ Các thực phẩm như bánh mì, bánh quy giòn, mì ống cũng nên hạn chế cho trẻ ăn vì có liên quan đến chứng đầy hơi.

 Cách chữa táo bón đơn giản ngay tại nhà

Nhiều phụ huynh cho rằng táo bón không phức tạp nên tự mua thuốc nhuận tràng điều trị cho trẻ. Tuy nhiên, nếu để tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như phụ thuộc thuốc, bị trĩ, sa niêm mạc trực tràng…

Thói quen tốt nhất là nên đi khám bệnh để được tìm ra nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị đúng tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhuận tràng cũng như các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Tránh lạm dụng các thuốc nhuận tràng

Bên cạnh đó, cha mẹ trẻ cũng có thể tham khảo các biện pháp sau để hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ tại nhà.

–  Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ, những ngày đầu chưa quen, trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, đúng giờ cho trẻ ngồi vào bô như vậy (khoảng 10-15 phút), nói chung khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài.

– Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, rau hẹ… kết hợp hoa quả như cam, bưởi, đặc biệt là chuối, cho trẻ ăn 1 – 2 quả chuối/ngày có thể đạt được hiệu quả của việc nhuận tràng, uống nước đun sôi để ấm. Ngoài ra có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60ml và pha bằng nước sôi.

– Xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng: Cho trẻ nằm ngửa trên giường, người thao tác dùng phần gốc bàn tay phải của mình áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Sau lại tiến hành xoa xoa, day đẩy theo chiều tuần tự ngược trở lại.

Bé bị táo bón nguyên nhân chính là do chế độ ăn chưa đúng, không hợp lý, không khoa học vì vậy chỉ cần cân chỉnh lại chế độ ăn uống là sẽ cải thiện. 

Nắm rõ trẻ bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì có thể giúp mẹ có cách chăm sóc bé phù hợp, hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả.

 

 

Rate this post

Danh sách nhà thuốc