Trẻ sơ sinh bị loét hậu môn: Mẹ tuyệt đối không nên xem nhẹ!
Trẻ sơ sinh bị loét hậu môn hay bé bị nứt loét hậu môn gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tâm lý của trẻ, đặc biệt nếu tình trạng kéo dài còn gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Do đó, các mẹ tuyệt đối không nên xem nhẹ, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách xử lý dứt điểm.
Trẻ sơ sinh bị loét hậu môn hay bé bị nứt loét hậu môn gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tâm lý của trẻ
Mục lục
I. Vì sao trẻ sơ sinh bị loét hậu môn?
Trẻ bị loét hậu môn là một trong các bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng rất dễ mắc phải trong những năm tháng đầu đời. Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị lở hậu môn gồm có:
– Do chế độ ăn uống không hợp lý: Có rất nhiều bố mẹ xem nhẹ việc bé đi ngoài bị đỏ hậu môn hoặc đau rát hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh.
Tuy nhiên đây có thể là tình trạng đáng lo ngại. Nguyên nhân chính khiến hậu môn của trẻ sơ sinh bị đỏ, nứt và loét sau khi đi vệ sinh đó là do chế độ ăn uống của người mẹ và của bé không hợp lý.
Sau thời gian bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé bước vào giai đoạn ăn dặm nên nạp rất nhiều tinh bột. Chính việc bổ sung quá nhiều thực phẩm tinh bột trong giai đoạn này đã gây sức ép lên hệ tiêu hóa của trẻ, khiến hệ tiêu hóa trở nên quá tải và hậu quả là khiến trẻ đi ngoài phân lỏng, có mùi chua do lên men. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến hậu môn trẻ bị đỏ, kích ứng và lở loét.
Apxe là một trong nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị loét hậu môn
– Do bị bệnh apxe hậu môn: Apxe là một trong nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị loét hậu môn. Đây là bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng, nguyên nhân là do các mô mềm ở xung quanh ống hậu môn và trực tràng bị nhiễm khuẩn chứa mủ cấp tính. Sau một thời gian, các mô mềm có chứa mủ này có thể bị vỡ gây ra rò hậu môn.
Giai đoạn đầu khi bị apxe hậu môn, mẹ quan sát có thể thấy một khối cứng và sưng ở quanh hậu môn, khi ấn vào trẻ sẽ bị đau đớn. Sau đó, khối cứng này sẽ to dần lên, có thể tự vỡ, chảy mủ ra và khiến bé bị loét đỏ hậu môn.
( → Xem thêm: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài: Nguyên nhân và cách khắc phục )
II. Mẹ làm gì khi trẻ bị loét hậu môn?
Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời và để trẻ bị loét hậu môn quá lâu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến đi vệ sinh của trẻ, gây tâm lý sợ hãi mỗi khi đi vệ sinh. Do vậy, các mẹ nên:
– Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, từ đó tư vấn cách điều trị phù hợp.
– Giữ cho vùng da ở khu vực hậu môn của trẻ khô thoáng, không đóng bỉm, tã, hãy để da trẻ luôn khô ráo và thông thoáng.
– Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị loét hậu môn, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sạch sẽ bằng nước muối ấm, sau đó lau khô nhẹ nhàng vùng da này bằng khăn bông mềm.
– Không tự ý mua và bôi thuốc nứt hậu môn cho bé khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây kích ứng, nhiễm trùng da và gây tổn thương với vùng hậu môn bị lở loét.
Giữ cho vùng da ở khu vực hậu môn của trẻ khô thoáng, không đóng bỉm, tã, hãy để da trẻ luôn khô ráo
– Trong thời gian điều trị lở loét ở vùng hậu môn của trẻ, mẹ tuyệt đối không để trẻ cào gãi gây trầy xước, khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
– Không sử dụng phấn rôm, khăn ướt để vệ sinh khi hậu môn trẻ bị đỏ và lở loét.
– Đối với quần áo của trẻ, mẹ nên giặt sạch, phơi dưới ánh nắng mặt trời, đồng thời hạn chế dùng chất tẩy rửa, nước xả vải trong thời gian trẻ sơ sinh bị loét hậu môn.
– Sau 3 ngày điều trị, nếu tình trạng bé đi ngoài bị đỏ hậu môn không thuyên giảm, mẹ cần phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.
III. Trẻ bị nứt loét hậu môn có nguy hiểm không?
Nứt loét hậu môn ở trẻ em là chứng bệnh khá phổ biến. Nguyên nhân khiến trẻ bị loét hậu môn là do chứng táo bón, do nhiễm trùng, do thói quen đi đại tiện quá lâu. Khi bị nứt kẽ hậu môn, trẻ thường quấy khóc, khó chịu mỗi khi đi vệ sinh, sợ đi vệ sinh, sau khi đi vệ sinh xong thường có máu trong phân, trên tã hoặc giấy lau.
Vậy hậu môn trẻ sơ sinh bị loét có nguy hiểm không?
Nứt kẽ hậu môn có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Khi bị nứt đỏ hậu môn, trẻ sẽ bị đau đớn và chảy máu sau mỗi lần đi đại tiện khiến trẻ sợ hãi. Nếu trẻ không nói với bố mẹ và âm thầm chịu đựng sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái luôn mệt mỏi, căng thẳng.
Hậu quả là sức đề kháng của trẻ suy giảm, trẻ dễ bị suy nhược dẫn tới hay ốm, còi cọc và chậm phát triển. Đặc biệt, nếu tình trạng nứt kẽ hậu môn kéo dài còn khiến bị thiếu máu, có thể bị nhiễm trùng hậu môn, trực tràng, thậm chí có thể bị hoại tử nến bị nứt kẽ hậu môn nặng.
Nứt kẽ hậu môn có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.
( → Xem thêm: Trẻ đi ngoài có mùi chua có sao không? )
IV. Khi bé sơ sinh bị lở hậu môn có nên dùng thuốc bơm hậu môn?
Có nên sử dụng thuốc bơm hậu môn cho trẻ sơ sinh khi bị táo bón hay không là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu.
Mẹ có thể sử dụng thuốc bơm hậu môn trong trường hợp cần thiết, tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều sẽ gây phụ thuộc cho trẻ.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, các mẹ đã hiểu hơn về việc vì sao trẻ sơ sinh bị loét hậu môn? Nên làm gì khi trẻ bị loét hậu môn? Trẻ bị nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không? để chăm sóc bé yêu tốt nhất. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn và chóng lớn!
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.