Những bước cần biết để xử lý tình trạng trẻ bị tiêu chảy

Rất nhiều bậc phụ huynh không hề biết làm gì để xử lý tình trạng trẻ bị tiêu chảy dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

xứ lý tình trạng trẻ bị tiêu chảy

Xử lý tình trạng trẻ bị tiêu chảy đúng cách giảm thiểu nguy cơ xấu

Bệnh tiêu chảy, nguyên nhân và cách đề phòng

Đường tiêu hóa còn yếu là lý do khiến trẻ em dễ mắc bệnh tiêu chảy nhất. Trẻ tiêu chảy do ngộ độc thức ăn hoặc nhiễm khuẩn tiêu chảy trong mùa dịch. Bệnh lý này cực kỳ nguy hiểm vì khiến trẻ mất nước và có thể tử vong nếu như phát hiện muộn.

biểu hiện của tiêu chảy ở trẻ

Trẻ đi ngoài nhiều lần nhưng chưa chắc là tiêu chảy

Phụ huynh có thể chẩn đoán bé bị tiêu chảy khi bé đi ngoài trên 3 lần trong vòng 24h, phân trẻ thường lỏng (nước nhiều hơn chất nhầy trong phân). Cần lưu ý, trường hợp trẻ đi ngoài nhiều lần nhưng phân từng lọn thì không phải tiêu chảy mà là táo bón. Còn một trường hợp khác, khi trẻ bú mẹ đi ngoài phân sệt hoặc bắn tóe nước nhưng vài ngày mới đi ngoài một lần cũng được xem là bình thường. Chính vì bệnh lý ngày nguy hiểm nên cần phải phòng ngừa tốt nhất có thể. Giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ, rửa tay trước khi ăn, hạn chế ăn lề đường và bổ sung men vi sinh để hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh hơn.

Cách xử lý tình trạng trẻ bị tiêu chảy

Bổ sung nước

Hệ lụy đầu tiên của tiêu chảy là khiến trẻ mất nước trầm trọng. Ngay khi trẻ bị tiêu chảy thì hãy khuyến khích trẻ bù nước liên tục. Còn đối với trẻ sơ sinh thì bú mẹ liên tục là cách bù nước tốt nhất khi trẻ bị tiêu chảy. Ngoài ra, bậc phụ huynh có thể bù nước cho trẻ bằng dung dịch ORS hoặc thông qua cháo, súp, nước trái cây (cam, chanh). Nếu trẻ nôn mửa thì vẫn cố cho trẻ uống nước từ từ, chứ không nên dừng lại hoặc chiều ý trẻ và không uống nữa.

chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Bổ sung nước, kẽm và đảm bảo dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Đảm bảo chế độ ăn uống

Trẻ sơ sinh thì cần được bú nhiều cử hơn và mỗi cử cũng phải lâu hơn để bù chất dưỡng chất trẻ mất đi khi bị tiêu chảy. Với những trẻ đã ăn được rồi thì cũng cần bổ sung thêm hai bữa ăn so với bình thường, mỗi bữa ăn nên thanh đạm, ít dầu mỡ và ăn vừa phải. Sau khi khỏi tiêu chảy thì có thể giảm bữa ăn xuống và tăng khẩu phần ăn của một bữa lên. Đặc biệt, một số trẻ sẽ chuyển sang táo bón, rối loạn tiêu hóa sau khi khỏi tiêu chảy nên cha mẹ cũng nên lưu ý những thực phẩm nhuận tràng trong khẩu phần ăn của trẻ.

Bổ sung kẽm

Sử dụng kẽm cũng là điều cần biết khi xử lý tình trạng trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, bổ sung kẽm cần có sự chỉ định của bác sĩ. Thông thường, nó có tác dụng giảm thời gian và mức độ của chứng tiêu chảy ở trẻ. Nó được bổ sung thông qua dạng viên hay dạng nước trong giai đoạn trẻ bị tiêu chảy. Nếu thấy tình trạng tiêu chảy của trẻ không thuyên giảm sau khi xử lý những bước trên thì nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ có biện pháp hỗ trợ mạnh hơn.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc