Những điều mẹ cần biết khi ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

Mỗi em bé đều có sự phát triển khác nhau, với các bé phát triển nhanh, hay ít bú sữa mẹ, sữa mẹ không đủ cung cấp cho bé, thì bé sẽ có “nhu cầu” ăn dặm sớm. Điều khiến mẹ lo lắng nhất chính là: Nên hay không nên cho bé ăn dặm khi mới 4 tháng tuổi? Chế độ ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi cần lưu ý gì để không ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa cũng như đảm bảo cho sự phát triển của bé. Cùng chúng tôi tìm lời giải đáp trong bài viết này!

Những điều mẹ cần biết khi ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

Những điều mẹ cần biết khi ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

1. Nên hay không nên cho bé ăn dặm khi mới 4 tháng tuổi?

Hiện nay, rất nhiều cha mẹ có suy nghĩ rằng cho trẻ ăn dặm sớm, để trẻ không bị đói và cứng cáp hơn, nên nhiều gia đình cho bé ăn dặm khi mới 3-4 tháng tuổi.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ y tế, thì bé chỉ nên ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi, không nên ăn dặm từ giai đoạn 4 tháng tuổi. Vì chỉ khi bước sang tháng thứ 6, hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn thiện, có thể tiêu hóa được các thực phẩm ngoài sữa mẹ.

Bởi bé ăn dặm sớm tiềm ẩn những mối nguy hại cho sức khỏe của bé sau này. Cụ thể như sau:

  • Trẻ bỏ bú sớm:

Việc bỏ bú sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ, nhưng vì cho bé ăn dặm từ khi bé mới 4 tháng tuổi, bé sẽ bú ít dần và có thể không còn  muốn bú mẹ nữa, khiến bé dễ bị suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch,…

  • Dạ dày dễ bị tổn thương:

Dạ dày của trẻ 4 tháng tuổi còn non yếu, lớp niêm mạc và dịch nhầy bảo vệ còn rất mỏng manh, nên khi ăn dặm, thức ăn cọ xát có thể làm tổn thương dạ dày, bé sẽ gặp phải nhiều vấn đề về dạ dày sau này.

Bé 4 tháng tuổi đã ăn dặm được chưa?

Bé 4 tháng tuổi đã ăn dặm được chưa?

  • Rối loạn tiêu hóa:

Khi ăn dặm sớm từ 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa lúc này vẫn chưa đủ men để xử lý những loại thức ăn nạp vào cơ thể, dễ bị tổn thương khiến nhu động ruột hoạt động kém, bé dễ bị đi ngoài phân sống, tiêu chảy,…

  • Dễ bị nghẹn thức ăn:

Việc đột ngột chuyển sang hấp thụ các loại thực phẩm ngoài sữa mẹ khiến hoạt động của cơ hàm, lưỡi, hầu họng chưa có sự phối hợp tốt, khiến bé dễ bị nghẹn thức ăn, có thể bị ngạt thở rất nguy hiểm.

  • Tăng nguy cơ béo phì:

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi làm tăng nguy cơ béo phì ở tuổi lên 3 cao hơn so với những trẻ cho ăn dặm thời điểm đúng chuẩn.

Nhiều trường hợp mẹ buộc phải cho bé ăn dặm từ tháng thứ 4

Nhiều trường hợp mẹ buộc phải cho bé ăn dặm từ tháng thứ 4

Bởi lẽ, khi mới ăn dặm, bé chưa quen nên thường nôn ói, lười ăn, chán ăn. Nhưng đến khi đã thích nghi được rồi, các mẹ thường “tẩm bổ” thật nhiều cho con, về lâu dài dễ khiến bé bị thừa cân, béo phì sau này.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh:

Không chỉ tổn thương dạ dày, việc ăn dặm khi mới 4 tháng tuổi còn ảnh hưởng đến rất nhiều các cơ quan khác, trong đó có thận.

Nhưng nhiều trường hợp, các bác sĩ tư vấn mẹ cho bé ăn dặm từ tháng thứ 4 trong những trường hợp sau:

  • Sữa mẹ không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé phát triển cân nặng, chiều cao tương ứng.
  • Mẹ bị bệnh, chất lượng sữa không đảm bảo, hay việc điều trị bệnh không thể cho con bú sữa được.
  • Bé lười bú sữa mẹ, bé thấy thích thú khi nhìn thấy người khác ăn hoặc “thèm” khi được bố mẹ mớm thức ăn.

2. Những điều mẹ cần lưu ý khi ăn dặm cho bé 4 tháng

Vì 4 tháng tuổi nếu bị thiếu hụt dinh dưỡng, bé dễ bị suy dinh dưỡng, trí não kém phát triển, hệ miễn dịch kém, bé dễ mắc bệnh, nên mẹ buộc phải cho bé ăn dặm từ tháng thứ 4 nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé.

Bé đã sẵn sàng ăn dặm

Khi muốn cho con ăn dặm khi 4 tháng tuổi, mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ ngày với lượng rất nhỏ, và vẫn đảm bảo các giấc bú mẹ như thường ngày. Khi trẻ lớn hơn, quen dần với việc ăn dặm có thể tăng dần số lần ăn, số lượng đồ ăn cho bé.
  • Lựa chọn các thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh, chất lượng và an toàn để chế biến các món ăn dặm cho bé.
  • Hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với nước cơm, nước rau, nước cháo để bé làm quen, bé dễ nuốt, không bị nghẹn, sau đó sẽ tăng dần độ đặc cho bé ăn.
  • Các món rau cho bé ăn dặm đều phải xay nhuyễn, lọc lấy nước bằng rây mắt nhỏ. Nên lựa chọn các loại rau củ giàu vitamin như: bí đỏ, cà rốt, cải xoong, cải lá xôi,…
  • Khi nấu cháo ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi, chỉ nấu đến khi cháo chín tới, không nên nấu quá lâu sẽ làm hao hụt mất các dưỡng chất trong cháo. Sau khi cho rau vào nấu chín, đợi 1-2 phút là tắt bếp.
  • Khi thấy con ăn dặm mà có biểu hiện bất thường như: hóc nghẹn, nấc, dị ứng nên dừng việc ăn dặm lại và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Hi vọng bài viết trên giúp các mẹ, bậc phụ huynh bỏ túi cho mình thật nhiều kiến thức, thông tin về việc cho con ăn dặm khi bé mới 4 tháng tuổi, và những lưu ý khi cho bé ăn dặm.

Liên hệ ngay với Tổng đài chăm sóc sức khỏe 1800 1125 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc