Hướng dẫn các mẹ cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh tại nhà
Cuống rốn của trẻ sơ sinh như một vết thương hở, nếu chăm sóc, vệ sinh không đúng cách, thì trẻ rất dễ bị nhiễm trùng, có thể khiến trẻ mất mạng nếu không được xử lý kịp thời. Chăm sóc, vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách thực hiện. Để không xảy ra những sai sót hay bất kỳ vấn đề nào khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, các mẹ hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Cách làm vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh
Khi còn trong bụng mẹ, dây rốn có chiều dài khoảng 20-60 cm, là “cầu trung chuyển” những chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi để bé phát triển, hoàn thiện từng ngày.
Đến khi trẻ chào đời, dây rốn sẽ các bác sĩ cắt bỏ, đánh dấu sự chào đời của trẻ, lúc này dây rốn của trẻ chỉ còn khoảng 4-5 cm. Và thời gian để rốn khô và rụng hẳn sẽ kéo dài từ 7-21 ngày.
Sau khi chào đời, cuống rốn của trẻ như một vết thương hở, nên cần được chăm sóc, vệ sinh đúng cách, tránh để vết thương này bị nhiễm trùng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong cho trẻ sơ sinh.
Do đó, mẹ cần lưu ý các điều sau khi thực hiện vệ sinh dây rốn cho trẻ sơ sinh tại nhà:
- Trước khi vệ sinh cuống rốn cho trẻ, mẹ hãy rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn, dùng cồn 90 độ sát trùng lại một lần nữa. (hoặc sử dụng bao tay y tế cho mỗi lần vệ sinh rốn cho trẻ)
- Đầu tiên, mẹ cần tháo băng cuống rốn trẻ, hãy chú ý những dấu hiệu của cuống rốn, nếu xuất hiện những hiện tượng như sưng đỏ, có dịch mủ, có mùi lạ hoặc chảy máu phải liên hệ bác sĩ để tìm cách khắc phục đúng và kịp thời.
- Dùng tăm bông ngâm với nước sôi và đợi bông nguội để nhẹ nhàng lau sạch vùng da xung quanh rốn của trẻ, thay tăm bông rồi vệ sinh từ chân rốn, thân cuống rốn rồi mới tới bề mặt cuống rốn (lưu ý hãy thay tăm bông liên tục).
- Sau đó, vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng cồn, dùng tăm bông thấm cồn 70 độ nhẹ nhàng sát trùng quanh cuống rốn trẻ.
- Đợi rốn trẻ khô hoàn toàn, mẹ có thể băng rốn lại với một chiếc gạc mỏng. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết phải thực hiện, nhưng nó có thể khiến mẹ thấy an tâm hơn.
(Lưu ý: không nên băng bó cuống rốn của trẻ sơ sinh quá chặt, và khi quấn tã, hãy tránh vùng rốn ra để rốn trẻ bị bị bí nóng, gây viêm nhiễm)
2. Những sai lầm mẹ cần tránh khi làm vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
- Băng rốn trẻ sơ sinh quá chặt hoặc quá kín:
Băng rốn quá kín, vết thương ở rốn trẻ dễ bị vi khuẩn phát triển và tấn công hơn, dễ bị nhiễm trùng hơn cho rốn trẻ.
- Mẹ tự ý giật núm rốn trẻ sơ sinh trước khi rốn khô:
Sẽ mất từ 7 – 21 ngày để cuống rốn trẻ sơ sinh tự khô và tự rụng mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào.
Mẹ không nên tự ý giật cuống rốn của trẻ ra trước khi rốn khô và tự rụng, vì sẽ làm trẻ không những đau, mà còn bị chảy máu, dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
- Cho trẻ sơ sinh ngâm mình quá lâu trong nước:
Vẫn biết trẻ sơ sinh rất cần được vệ sinh, tắm mỗi ngày, nhưng với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, mẹ phải thật cẩn thận khi tắm cho trẻ, tránh để nước rớt vào vùng rốn của trẻ, càng không nên cho trẻ ngâm mình trong nước, sẽ khiến rốn trẻ lâu rụng hơn, dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Tự ý dùng thuốc để bôi lên rốn cho trẻ sơ sinh:
Có thể mẹ được truyền tai rất nhiều mẹo, bài thuốc dân gian để đắp lên rốn trẻ sơ sinh để rốn rụng nhanh hơn.
Nhưng theo ý kiến các bác sĩ, chuyên gia y tế có chuyên môn, thì điều này hoàn toàn không tốt với “vết thương” rốn trẻ. Tốt nhất, mẹ hãy chăm sóc, vệ sinh rốn của trẻ sơ sinh mỗi ngày, để rốn tự khô và tự rụng, tuyệt đối không nên đắp bất kỳ thuốc hay thứ gì lên rốn của trẻ, tránh tình trạng rốn của trẻ bị nhiễm trùng, có thể dẫn tới di chứng sau này.
3. Cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm
Như đã đề cập, nếu mẹ chăm sóc, vệ sinh cuống rốn cho trẻ không đúng cách, rốn của trẻ rất dễ bị viêm nhiễm.
Nếu mẹ thấy vùng rốn trẻ biểu hiện bất thường như: có mùi hôi, có dịch mủ vàng tiết ra, rốn bị sưng tấy, ửng đỏ, trẻ khóc lớn khi mẹ chạm vào rốn, trẻ sốt, … mẹ cần nhanh chóng dùng tăm bông thấm cồn 35 độ vệ sinh quanh lỗ rốn. Tiếp theo, mẹ sử dụng cồn 3% để lau sạch vùng mủ và dịch tiết ra của rốn thường xuyên.
Nếu thấy tình trạng không có tiến triển, trẻ quấy khóc, sốt liên tục, mẹ hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ, đưa trẻ tới bệnh viên, cơ sở y tế ngay lập tức để được xử lí kịp thời.
Hi vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết trên, mẹ đã biết cách chăm sóc, vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, cùng như xử lý khi rốn trẻ xảy ra viêm nhiễm. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.