Trẻ đi ngoài phân sống có nguy hiểm không?

“Bé nhà tôi mấy hôm nay có hiện tượng đi ngoài dạng phân sống, có lúc rắn, lúc sền sệt hoặc nước riêng, phân riêng. Trong phân có hạt lợn cợn sẽ có chất nhầy hoặc những thực phẩm chưa tiêu hóa được, có khi nhìn thấy cả hạt, rau củ… Tình trạng trẻ đi ngoài phân sống có nguy hiểm không? Mong bác sỹ giải đáp.” Vân Anh (Hà Nội)

Bác sỹ giải đáp trẻ đi ngoài phân sống có nguy hiểm không?

Chào bạn! Vấn đề bạn hỏi là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ, theo như bạn mô tả thì bé đang gặp phải tình trạng phân sống, ngoài những dấu hiệu trên còn có thể gặp phân có màu vàng ngả xanh trông giống như màu dưa cải.

Một số bà mẹ tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy cho con khi thấy con đi phân lợn cợn, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày. Điều này rất nguy hiểm, vì nếu tự cho uống thuốc cầm tiêu chảy, thức ăn trong đường ruột dư thừa sẽ không được tống ra ngoài gây nguy cơ tắc ruột rất cao.

Theo các chuyên gia, nếu đi ngoài phân sống có cái nhưng lợn cợn, phân rắn, phân sệt, có nước và đi khoảng 1 – 3 lần/ngày thì không đáng lo ngại. Cha mẹ cần để cho hệ tiêu hóa con tự phục hồi, tự đào thải độc tố cũng như các chất dư thừa trong cơ thể để ổn định trở lại.

trẻ đi ngoài phân sống có nguy hiểm không

Mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng trẻ đi ngoài phân sống

Trong đó cần chú ý:

– Đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tuổi nếu đi phân sống trong 3 tháng đầu sau khi sinh (đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn) thì cứ để con đi vậy trong 3 tháng và nếu con vẫn tăng cân đạt chuẩn. Mẹ không cần phải điều trị gì dù con có đi 4 – 5 ngày phân sống. Sau 2 tháng, 3 tháng, số lần đi phân sống sẽ tự giảm và con sẽ đi phân bình thường.

– Đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tuổi uống sữa ngoài nếu trẻ đi phân sống, điều này cho thấy hệ tiêu hóa của con chưa thích nghi tốt với sữa công thức. Mẹ cũng không cần dùng thuốc can thiệp, nếu con đi từ 1 – 3 lần, vẫn tăng cân, không nôn trớ.

Vậy khi nào trẻ đi ngoài phân sống mới đáng lo?

Khi nào mẹ nhận thấy, trẻ đi phân sống thường xuyên trong 3 tháng đầu sau sinh nhưng tăng cân chậm (với trẻ bú mẹ, bú bình) thì cần phải nghĩ ngay tới trường hợp hệ tiêu hóa của con kém hơn bình thường, cha mẹ cần phải có cách xử lý để cải thiện ngay.

– Trẻ đi 4 – 5 lần trở lên, phân có rất nhiều nước có thể con đã bị tiêu chảy, chậm tăng cân, lười bú, người mệt mỏi. Số lần đi tăng dần lên tới 10 lần thì con đã bị tiêu chảy cấp cần cấp cứu ngay.

– Đi ngoài phân có máu tươi, nhiều nước, ăn uống kém.

Trẻ ăn uống kém

Trẻ ăn uống kém

– Đi ngoài hơn chục lần, nóng sốt, nôn ói.

Như vậy, tình trạng trẻ đi ngoài phân sống có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào mức độ đi ngoài, tình trạng phân, thể trạng của bé,… Mẹ cần theo dõi sát sao và cho con đi khám ngay nếu nếu mẹ thấy bé đi ngoài phân sống quá 3 ngày trở lên, đi nhiều lần trong ngày và có dấu hiệu sút cân, lờ đờ, mệt mỏi,..

Bên cạnh đó mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ để có thể tự cải thiện ngay khi con có dấu hiệu bệnh:

-Nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.

-Giảm bớt thực phẩm nhiều mỡ và tạm thời ngừng các thực phẩm có mùi tanh như hải sản.

-Không cho bé ăn các thực phẩm cứng sẽ gây khó tiêu.

-Cho trẻ ăn lượng sữa chua phù hợp mỗi ngày và ăn sau bữa ăn chính khoảng 1 tiếng.

– Bổ sung cho trẻ uống men vi sinh có chứa lợi khuẩn probiotic và prebiotic rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, giúp phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột. Men vi sinh Himita là sản phẩm mẹ có thể tham khảo cho bé sử dụng giúp phòng và loại trừ các chứng rối loạn tiêu hóa trong đó có tình trạng phân sống.

Hy vọng những giải đáp trên đã giúp mẹ có được câu trả lời trẻ đi ngoài phân sống có nguy hiểm không. Chúc bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe!

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc