Như thế nào là ăn dặm đúng cách?

“Bé nhà mình sắp được 6 tháng, mình đang chuẩn bị cho con ăn dặm, nhưng đang băn khoăn trong việc lựa chọn phương pháp cũng như làm thế nào để bé ăn dặm đúng cách và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất? Có thể tư vấn giúp mình được không?”

(Thu Minh – Hà Giang).

Câu hỏi của chị Thu Minh trên đây về “phương pháp ăn dặm đúng cách, như thế nào là ăn dặm đúng cách” đã gửi đến hộp thư tư vấn của chúng tôi ắt hẳn cũng là sự lo lắng, nỗi băn khoăn của của rất nhiều mẹ trẻ khi bé nhà mình bước sang tuổi chuẩn bị ăn dặm.

Như thế nào là ăn dặm đúng cách?

Như thế nào là ăn dặm đúng cách?

Khi bé yêu chuyển sang giai đoạn mới quan trọng trong quá trình phát triển, đó là ăn dặm, đại đa số các mẹ đều quan tâm, lo lắng nên cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách và hiệu quả nhất? Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên? Và lựa chọn phương pháp gì để phù hợp nhất với bé.

Sau đây là những điều đặc biệt, mẹ cần lưu tâm để đảm bảo cho bé ăn dặm đúng cách:

1. Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?

Thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm là từ 4 đến 6 tháng tuổi. Các mẹ có thể nhận thấy các “tín hiệu” thể hiện bé muốn ăn dặm như:

  • Bé có thể ngẩng cao đầu hoặc ngồi thẳng.
  • Bé tò mò về mọi thứ xung quanh mình.
  • Bé bú nhiều mà không thấy no, hay bé ít bú hơn.
  • Bé bắt đầu điều khiển các hoạt động của lưỡi, miệng hay nhóp nhép khi thấy người lớn ăn uống, với tay đòi ăn,…

Trẻ đến tuổi ăn dặm có nhiều dấu hiệu dễ nhận biết

  • Thường cho mọi thứ có thể cầm nắm đưa lên miệng ngậm hoặc mút.

Nếu thấy những biểu hiện này, chứng tỏ sữa mẹ đã không đủ cung cấp dinh dưỡng cho nhu cầu của bé, cần bắt đầu ăn dặm.

2. Dù ăn dặm đúng cách nhưng bé có nên tiếp tục bú sữa mẹ?

Các mẹ nên lưu ý, thời gian đầu khi bé mới tập ăn dặm, mẹ vẫn phải cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức theo cữ như trước để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Sau một thời gian khi bé ăn dặm đã quen, có thể giảm dần các lần bú sữa. Mẹ nên cho bé bú vào sáng sớm hoặc sau mỗi bữa ăn hay trước khi đi ngủ.

3. Cách cho bé ăn dặm đúng cách lần đầu tiên

Điều này đặc biệt quan trọng nên các mẹ cần hết sức lưu ý nhé.

  • Trước khi cho bé ăn dặm, hãy vệ sinh sạch sẽ tay bé, vì khi ăn, bé sẽ bốc thức ăn và cho tay vào mồm hay cầm thức ăn ném lung tung.
  • Hãy bắt để bé ngồi thẳng trên ghế ăn hoặc trong lòng người lớn, sau đó mẹ hãy tắt tivi, tắt nhạc, để xa điện thoại, máy tính để bé tập trung hơn vào bữa ăn.

Bé ăn dặm đúng tư thế

  • Hãy bắt đầu bữa ăn dặm đầu tiên của bé với 1 chén nhỏ nước cháo loãng, nước cơm, nước súp rau củ (nhớ lọc bằng rây mắt nhỏ để chỉ chắt lấy nước).
  • 1 tuần đầu ăn dặm đúng cách, bé chỉ cần ăn 1 bữa/ ngày ngoài bú sữa mẹ, nên chọn thời điểm từ 9 – 10 giờ sáng (đây là thời điểm bé tỉnh táo, dễ tiếp thu cái mới nhất trong ngày) hay giờ gần bữa cơm gia đình bạn. Sau đó, khi bé quen dần với các bữa ăn dặm, có thể tăng số lần ăn dặm lên.
  • Ngay từ những lần đầu tiên cho bé ăn dặm, mẹ không nên ép bé ăn, hãy tìm cách tạo hứng thú ăn cho bé, dỗ dành bé để bé ăn, dù chỉ là vài thìa cháo loãng. Đừng làm bé sợ hãi khi ăn dặm, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý sau này mỗi khi đến giờ ăn.

4. Thực đơn ăn dặm đúng cách cần những loại thực phẩm nào?

Mẹ hãy tham khảo những thực phẩm sau cho các bữa ăn dặm đầu tiên cho bé:

  • Rau xay nhuyễn, trái cây và các loại thịt trắng: mẹ nên chọn các loại rau củ, trái cây dễ tiêu hóa như chuối, đu đủ, hồng xiêm, cam, … rau bông cải, súp lơ, bí đỏ, khoai lang,… thịt lợn, thịt gà, trứng, …

Chưa nên cho bé ăn đồ tanh, rau củ quả khó tiêu hóa, và mọi thực phẩm đểu nên xay nhuyễn khi chế biến.

Đồ ăn cho bé được xay/nghiền nhuyễn

  • Vì trong suốt 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết duy nhất sữa mẹ. Nên khi bắt đầu ăn dặm, mẹ cần dành thời gian cho bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần.

Hãy cho bé ăn dặm từ các món chế biến với sữa mẹ hoặc sữa công thức, như nấu chín rau củ, rồi nghiền mịn, chắt lấy nước và hòa với sữa mẹ cho bé ăn. Sau 1-2 tuần, mẹ mới có thể cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá,… tuy nhiên, bé dưới 7-8 tháng tuổi ăn dặm chưa nên dùng gia vị như muối, nước mắm, bột ngọt.

Khi bé ăn dặm được chừng 2-3 tuần, mẹ nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau theo tỷ lệ hợp lý: Nhóm chất bột đường (gạo, khoai, yến mạch…), nhóm chất đạm: đạm động vật (gồm thịt, cá…) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ…), nhóm rau củ và trái cây, nhóm chất béo (là dung môi giúp các vitamin A,D,E,K… hòa tan hấp thu vào cơ thể).

Không nên cho bé ăn: Sữa tươi, đồ ăn chứa đường, mật ong, kẹo bánh ngọt, đồ ăn chua, đồ ăn nhiều gia vị,…

Chưa nên cho bé ăn thực phẩm nhiều gia vị

5. Cách nấu cháo ăn dặm đúng cách cho bé

Khi nấu cháo ăn dặm cho bé, mẹ cần lưu ý:

  • Nấu cháo với số lượng nhỏ

Thời gian đầu ăn dặm, cháo ăn dặm cần loãng, tỉ lệ tiêu chuẩn để mẹ nấu cháo cho bé là 1 phần gạo: 10 phần nước.

Và sau đó sẽ dần cho bé ăn đặc hơn tùy giai đoạn, độ tuổi của bé.

  • Nấu cháo chín, trước khi cho các thành phần khác vào.

Nếu mẹ định kết hợp món cháo cho bé ăn dặm với rau xanh, thịt hoặc trứng.

Thực đơn ăn dặm phù hợp

Hãy ninh nhừ cháo với tỉ lệ nước nói trên, sơ chế các nguyên liệu khác, rồi đem xay nhuyễn, lọc qua rây rồi mới cho vào nồi cháo đã nấu chín. Quấy thêm 2-3 phút cho các nguyên liệu chín là hoàn thành.

  • Nấu cháo ăn dặm đúng cách theo công thức “chuẩn”

Công thức chuẩn cho mỗi bữa cháo ăn dặm cho bé như sau:

1 bát con cháo cần: 4 thìa gạo tẻ (dùng thìa sữa công thức có trong các hộp sữa bột), 1 nhúm rau xanh, 1 viên thịt 0,2-0,3 gram, 500ml nước sôi, 1 thìa cà phê dầu ăn. (có thể thay nước sôi bằng nước luộc thịt lợn, thịt gà để tăng độ ngọt cho cháo).

Với công thức này, mẹ đã có một bát cháo thơm ngon, đậm đà cho bé ăn dặm rồi.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ tìm được cách ăn dặm phù hợp với bé. Chúc mẹ và bé nhiều sức khoẻ!

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc