Có cách này, mẹ chẳng còn lo con bị rối loạn tiêu hóa!
Trong vô số những bệnh thường gặp ở trẻ em, chứng rối loạn tiêu hóa đã trở thành nỗi lo của không ít các bà mẹ có con nhỏ. Nhưng giờ đây mẹ có thể yên tâm, bởi hiện nay đã có giải pháp loại trừ rối loạn tiêu hóa dứt điểm, hiệu quả và rất an toàn cho bé.
Mục lục
Mẹ có biết?:
- Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu bị suy dinh dưỡng, 30% trường hợp có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp do rối loạn tiêu hóa.
- Nghiên cứu với 5.000 trẻ ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc cho thấy, khoảng 40 – 70% trẻ dưới 6 tháng bị rối loạn tiêu hóa ít nhất 1 lần.
- Số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa chiếm tới 47% trong tổng số trẻ tới tư vấn và khám bệnh tại đây.
- Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa lên tới 59% ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và 40% ở trẻ từ 1 – 2 tuổi.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và những hệ lụy nguy hiểm
+ Trẻ kém hấp thu dẫn đến suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển.
+ Làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn trong lòng ruột, giảm sức đề kháng, khiến một số vi khuẩn có hại dễ dàng tấn công, gây nên một số bệnh nguy hiểm như tả, lị, viêm đại tràng mãn tính…
+ Tiêu chảy kéo dài khiến trẻ bị mất nước, gây suy nhược cơ thể, suy thận, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được bù nước và chất điện giải kịp thời.
+ Trẻ mệt mỏi, biếng ăn.
+ Học tập kém hơn, chỉ số trí tuệ thấp.
+ Trẻ lười vận động, không muốn tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
+ Tính cách lập dị, có thể bị tự kỷ hoặc trầm cảm.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Nhìn chung, trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có các biểu hiện và triệu chứng cơ bản sau:
- Tiêu chảy, đi tiêu phân lỏng 3 lần/ngày.
- Táo bón, đi đại tiện dưới 3 lần/tuần, phân cứng, rặn đau, đôi khi có máu tươi bao quanh phân.
- Biếng ăn, chậm tăng cân, còi cọc.
- Đi ngoài phân sống, nước có mùi tanh và sủi bọt.
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Đau bụng.
- Ợ chua, đắng, hôi miệng.
- Buồn nôn, nôn mửa.
“Vạch trần” nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Bác sĩ cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, trong đó có 5 nguyên nhân chính yếu sau:
1. Do sức đề kháng yếu, hệ thống các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa hoàn thiện đủ các chức năng nên rất dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài.
2. Do chế độ ăn uống và dinh dưỡng không hợp lý, mẹ cho bé ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường, protein; uống sữa không đạt chuẩn; uống nước bị nhiễm khuẩn; chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh; cho trẻ ăn quá no hoặc quá nhiều…
3. Do uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài đã “vô tình” loại trừ cả các vi sinh có lợi ở trong đường ruột.
4. Do mắc một số bệnh lý viêm ruột, viêm đại tràng hoặc viêm dạ dày gây tác động đến hệ tiêu hóa của trẻ.
5. Do môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, có chứa nhiều vi khuẩn.
Hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc bé khoa học khi bị rối loạn tiêu hóa
Về vấn đề vệ sinh
– Tránh để trẻ ngậm, mút tay và đưa đồ chơi không sạch vào miệng.
– Rửa tay cho bé thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi hoặc tiếp xúc với vật nuôi…
– Vệ sinh đồ chơi cho bé 2 lần/tuần, nên rửa sạch bằng nước, xà phòng rồi phơi khô.
– Thường xuyên vệ sinh môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ, tránh vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể trẻ.
– Người lớn trước khi tiếp xúc với trẻ cần rửa tay và vệ sinh sạch sẽ.
Về chế độ dinh dưỡng
– Đối với trẻ đang còn bú mẹ, nếu không may bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ vẫn cho bé bú sữa như bình thường, thậm chí cần cho trẻ uống nhiều hơn.
– Đối với trẻ lớn hơn, các mẹ nên giảm lượng sữa có chứa đường lactose trong sữa vì nó có thể khiến chứng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.
– Cho trẻ ăn vừa đủ và ăn theo nhu cầu, không nên ép trẻ ăn quá nhiều, quá no.
– Lựa chọn thực phẩm tươi sống, khi chế biến cần tránh gây nhiễm bẩn thức ăn.
– Hạn chế cho trẻ ăn nhiều chất đạm và béo vì sẽ gây khó tiêu.
– Không cho trẻ ăn những thức ăn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
– Nên cho trẻ ăn các đồ ăn dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp…
– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày nếu trẻ không thể ăn nhiều một lúc.
– Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả vào chế độ ăn uống hàng ngày để bổ sung đủ lượng vitamin và chất xơ cần thiết, giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
– Chuối, thịt gà, sữa chua, hạt ngũ cốc là những thực phẩm rất tốt khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
– Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bổ sung nước điện giải khi trẻ bị tiêu chảy.
– Bổ sung vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Về việc sử dụng thuốc
– Các mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi thấy một trong các dấu hiệu sau: các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không thuyên giảm sau 7 ngày; trẻ bị nôn mửa liên tục; trẻ bỏ ăn; trẻ đau bụng liên tục; phân có lẫn máu; trẻ kém minh mẫn, li bì, sốt cao…
– Tuyệt đối không tự ý mua và cho con uống thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy khi chưa có chỉ định của bác sĩ.