Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài
Bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ dẫn tới trẻ chậm phát triển, hệ miễn dịch suy giảm và đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vì vậy, các chuyên gia y tế cảnh báo khi phát hiện mà không điều trị sớm hoặc điều trị không có hiệu quả thì hậu quả rất nghiêm trọng.
Mục lục
Hậu quả khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài không được điều trị sớm
Trẻ chậm phát triển
Cơ thể cần năng lượng cho sự phát triển, năng lượng đó được cung cấp qua đường tiêu hóa, nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến hiện tượng trẻ biếng ăn, giảm hấp thu đường tiêu hóa và hậu quả là chậm phát triển thể chất, lâu ngày dẫn đến chậm phát triển về tinh thần.
Trẻ suy giảm miễn dịch
Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến suy giảm miễn dịch nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Khi bị nhiễm khuẩn phải sử dụng kháng sinh để diệt khuẩn và hậu quả là gây mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột.
Khi mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột lại gây nên tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương.
Ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ
Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, trẻ không có nhiều năng lượng để vui chơi, học tập.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, vấn đề đại tiện của trẻ bị thay đổi, trẻ có thể đi ngoài nhiều hơn bình thường nếu bị tiêu chảy và ít hơn nếu bị táo bón. Điều này làm thay đổi thói quen sinh hoạt và hoạt động hàng ngày của trẻ.
Rối loạn tiêu hóa mãn tính
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng khi bị rối loạn tiêu hóa mãn tính sẽ khiến trẻ ở trong 1 vòng luẩn quẩn bệnh và hậu quả cuối cùng là trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao và trí tuệ của trẻ.
Để phòng được những hậu quả gây nguy hại tới trẻ, phụ huynh cần biết được những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sớm để biết khách phòng tránh kịp thời.
Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời. Vì trong sữa mẹ có những dưỡng chất cần thiết để bé có thể phát triển khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn não bộ. Không chỉ vậy, sữa mẹ còn giúp bé nâng cao hệ miễn dịch, từ đó giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh tật, trong đó có rối loạn tiêu hóa.
Chế độ ăn uống hợp lý
Rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hoá, trong đó có chế độ ăn uống không hợp lý. Thường thì do khẩu phần ăn của bé không hợp lý, thức ăn bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, không đảm bảo an toàn vệ sinh hoặc đôi khi là do cơ địa của một số trẻ dị ứng bẩm sinh với một loại thực phẩm nào đó…
Vì vậy, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, các mẹ nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
Hạn chế dùng kháng sinh khi trẻ ốm bệnh
Khi trẻ bị ốm, mẹ không nên cho bé dùng nhiều thuốc kháng sinh vì những chất chứa trong thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả hại khuẩn và lợi khuẩn trong cơ thể bé, lâu dài sẽ khiến hệ vi sinh của bé bị mất cân bằng, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất mẹ nên tìm hiểu các phương thức dân gian để chữa trị cho bé, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh.
Giữ gìn vệ sinh cho bé
Giữ gìn vệ sinh thân thể cũng như môi trường xung quanh cũng là một trong những cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ đơn giản mà hiệu quả.
Tiêm phòng đầy đủ cho bé
Trong giai đoạn bé lớn lên, mẹ nên thực hiện chế độ tiêm phòng đầy đủ cho bé. Tiêm phòng giúp bé tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm và cả những vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
Ngoài những cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ trên, các mẹ cũng nên giữ đủ ấm cơ thể bé, đặc biệt là trong thời tiết mùa lạnh. Tuy nhiên, mẹ không nên mặc quá nhiều cho trẻ, khiến trẻ bị bí hơi.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần theo dõi đặc điểm phân của trẻ vì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, phân của trẻ có thể ở dạng lỏng ra nước hoặc cứng hay phân sống. Hệ tiêu hóa có vấn đề khiến cho trẻ luôn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, chán ăn, bỏ bú.
Giảm nguy hại của rối loạn tiêu hóa ở trẻ bằng cách nào?
Ngoài nắm rõ các biện pháp phòng ngừa trên, nếu không may trẻ vẫn mắc rối loạn tiêu hóa thì cách tốt nhất để ngăn chặn những tác hại của nó đó chính là phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Phát hiện sớm
Các bậc phụ huynh có thể phát hiện kịp thời triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhờ vào những biểu hiện như:
- Trẻ ăn bị nôn, trớ, trường hợp nặng có thể có biểu hiện mất nước: môi khô, mặt hốc hác, người mệt mỏi
- Đi ngoài phân chua, phân có bọt, phân sống hoặc lổn nhổn, trường hợp nặng hơn thì bị tiêu chảy.
- Trẻ bị táo bón sẽ có các triệu chứng như 2-3 ngày đại tiện một lần, phân cứng, khuôn phân to, thường có màu đen, đau bụng khi đại tiện và thậm chí có lẫn chút máu ở đầu phân.
- Các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi, ợ hơi,… thường xuất hiện ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, có thể thấy trẻ còn có biểu hiện hôi miệng.
- Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường kém ăn, lười ăn do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Nhiều trẻ chỉ uống sữa và không chịu ăn cháo, cơm, lười vận động, hay quấy khóc.
Điều trị
Tùy theo từng triệu chứng rối loạn mà cha mẹ có cách xử lý tương ứng như bù nước, bù điện giải khi tiêu chảy, kích thích nhu động ruột giúp trẻ dễ đại tiện trong trường hợp táo bón,…
Theo các chuyên gia, tất cả các chứng rối loạn tiêu hóa đều do/dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do đó việc bổ sung lợi khuẩn probiotics cho trẻ trong trường hợp này là vô cùng cần thiết đặc biệt là những trẻ từ độ tuổi ăn dặm, trẻ thường xuyên sử dụng kháng sinh.
Việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong việc cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh phòng chống được các bệnh đường ruột và hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.
Trong việc lựa chọn men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho trẻ, cha mẹ nên tìm những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thành phần chủng lợi khuẩn tỉ lệ sống cao, dễ sử dụng và thơm ngon hấp dẫn với trẻ để không những sớm đẩy lùi triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà còn giúp các bé ăn ngon hơn, hấp thụ tốt hơn, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Ngoài việc sử dụng men vi sinh, để ngăn chặn hậu quả của tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho con theo độ tuổi, nhu cầu ăn của trẻ, điều quan trọng không kém là mẹ cần chú trọng hơn trong phương pháp cho trẻ ăn, kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn và chế biến thực phẩm cho bé.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.