Ăn bim bim có béo không? Có tốt cho sức khỏe không?

Mặc dù là món ăn được rất nhiều trẻ em ưa thích, tuy nhiên câu hỏi ăn bim bim có béo không lại là vấn đề mà rất nhiều cặp bố mẹ quan tâm, lo lắng. Vì trên thực tế, trong thành phần của loại đồ ăn vặt này có chứa khá nhiều chất không tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu ngay vấn đề này trong bài viết dưới đây các mẹ nhé!

I. Ăn bim bim có béo không?

Bim bim (Snack) là món đồ ăn nhanh được các bé rất thích ăn, thậm chí có thể ăn thay cơm.

Các nguyên liệu được sử dụng để làm bim bim là bột năng, các loại hạt, gia vị và chất phụ gia. Sau khi được sấy khô, các nguyên liệu này sẽ được chiên qua dầu mỡ ở nhiệt độ cao rồi đóng thành từng gói, khi ăn có vị giòn ngon rất kích thích vị giác.

Vậy ăn bim bim có mập và gây tăng cân không? Các chuyên gia cho biết, trong 1 gói bim bim có chứa tới 2,5 thìa dầu. Theo đó, nếu ăn snack liên tục thì trong 1 năm, cơ thể của bạn sẽ chứa đến 5 lít dầu.

ăn bim bim có béo không

Ăn quá nhiều bim bim có thể khiến trẻ bị tăng cân, béo phì

Do có hàm lượng chất béo cao nên việc ăn quá nhiều bim bim có thể làm trẻ tăng cân mất kiểm soát, gây thừa cân và béo phì.

Những thông tin ở trên cũng là đáp án cho câu hỏi ăn bim bim có béo không.

II. Ăn bim bim có tốt cho sức khỏe của trẻ không?

Như vậy các mẹ đã biết ăn bim bim có thể gây mập và béo phì như chúng tôi đã giới thiệu ở phần trước.

Trong phần này, hãy cùng tìm hiểu trẻ nhỏ ăn bim bim có tốt không. Không chỉ gây béo phì, trẻ nhỏ ăn bim bim quá nhiều còn dẫn tới rất nhiều các vấn đề về sức khỏe như:

1. Gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ

Do có lượng chất béo và tinh bột cao nên khi ăn bim bim, trẻ sẽ thấy bị đầy bụng và no giả, khiến bé không muốn ăn bữa chính, gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.

bà bầu ăn bim bim có tốt không

Ăn quá nhiều bim bim làm trẻ không ăn bữa chính

Ngoài ra, trong bim bim còn có dầu ăn, chất bảo quản khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị trì trệ, dẫn tới một số bệnh lý về đường tiêu hóa như: Đau dạ dày, trào ngược,… Từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày, tá tràng,….

2. Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Theo những nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy, hàm lượng acrylamide cao trong bim bim tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Chất độc này được sinh ra khi các tinh bột trong bim bim như: Bột mì. bột dẻo,… được đung nóng ở trên 120 độ C

Acrylamide sẽ được hấp thụ thông qua dạ dày và phân tán rất nhanh đến các cơ quan khác. Trong quá trình chuyển hóa, chất Acrylamide sẽ sản sinh ra glycinamide, có thể gây đột biến gen hoặc hình thành khối u ung thư.

Ngoài ra, chất Acrylamide còn được xem là nguyên nhân gây: Ung thư thận, ung thư gan, ung thư phổi và ảnh hưởng đến thai nhi…

3. Khiến trẻ mất tập trung, mệt mỏi

Chất Acrylamide không chỉ làm tăng nguy cơ bị ung thư mà còn có thể gây ảnh hưởng tới trí não. Hậu quả là trẻ bị mất tập trung, cơ thể đau nhức mệt mỏi và tiểu tiện nhiều lần.

ăn bim bim có tốt cho sức khỏe không

4. Khiến trẻ dễ mắc các bệnh tim mạch

Bên cạnh việc gây béo phì, các chất phụ gia trong bim bim còn làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh lý về tim mạch  như nhồi máu cơ tim, cao huyết áp. Nhất là khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì và cơ thể có những thay đổi lớn về nội tiết tố.

Ngoài thắc mắc cho trẻ ăn bim bim có tốt không và ăn bim bim có béo không, rất nhiều thai phụ cũng muốn biết bà bầu ăn bim bim có tốt không.

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, chất Acrylamide trong bim bim có thể gây hại tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Không chỉ vậy, các thành phần khác trong bim bim còn có thể khiến mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

III. Ngoài bim bim trẻ cần tránh những thực phẩm nào?

Để giúp trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện, ngoài bim bim thì mẹ cũng cần tránh cho bé ăn những thực phẩm sau:

1. Đồ uống có ga

Đồ uống có ga thực chất không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào cả, hàm lượng  đường, caffeine trong những loại đồ uống này đều không rõ ràng.

trẻ em ăn bim bim có tốt không

Kết hợp với các thành phần tạo chua, tạo màu, tạo ga là những tác nhân gây ra các bệnh lý về thận, dạ dày, đường ruột, tiểu đường, béo phì, ung thư…

2. Thức ăn nhanh

Các loại đồ ăn nhanh như pizza, khoai tây chiên,… không chỉ có hàm lượng chất béo cao mà còn có các phần chất phụ gia khác không tốt cho sức khỏe.

Theo tính toán, trong 1 phần thức ăn nhanh có chứa tới 700 – 1000 calo (tương đương với 5 – 6 bát cơm có đầy đủ thức ăn).  Với hàm lượng calo quá cao thế này, nếu trẻ ăn thường xuyên thì nguy cơ bị tăng, thừa cân và béo phì là rất cao.

 

3. Các loại đồ ăn liền

Các loại đồ ăn liền như cháo, phở, bánh đa, bún riêu, đặc biệt là mì ăn liền có hàm lượng chất béo, đường và tinh bột cao, không chỉ khiến trẻ em mà cả người lớn tăng cân mất kiểm soát.

cho trẻ ăn bim bim có tốt không

Ngoài ra, các loại đồ ăn liền thường thiếu khoáng chất, chất xơ, chất đạm và vitamin cần thiết nên khi ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng.

⚠️⚠️⚠️Xem để được giải đáp: Đau dạ dày có ăn mỳ tôm được không

5/5 - (1 vote)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc