Ăn dặm truyền thống là gì, thực hiện như thế nào?

Bắt đầu từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé đã có thể bắt đầu ăn dặm để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Bên cạnh các phương pháp ăn dặm mới như ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp ăn dặm truyền thống Baby Lead Weaning (BLW) qua nhiều thế hệ vẫn luôn nhận được sự tin tưởng và áp dụng của các mẹ. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu cụ thể ăn dặm truyền thống là gì và thực hiện như thế nào nhé!

Ăn dặm truyền thống là gì và thực hiện như thế nào

Ăn dặm truyền thống là lựa chọn của nhiều gia đình

1. Ăn dặm truyền thống là gì?

Ở Việt Nam, phương pháp ăn dặm truyền thống được xem là phương pháp lâu đời phổ biến, được nhiều gia đình áp dụng nhất, ngoài các phương pháp tân tiến như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm kiểu Châu Âu.

Bắt đầu từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé có thể bắt đầu ăn dặm để bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện, mẹ sẽ bắt đầu xay nhuyễn các thức ăn như: rau củ, thịt, cá,… nhuyễn để nấu bột cho bé ăn.

Khi bé lớn hơn, vẫn áp dụng việc xay nhuyễn các thức ăn này để nấu cháo cho bé ăn. Việc nấu ăn dặm cho bé theo kiểu truyền thống được thực hiện với các bước khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, thời gian của người mẹ.

Nhưng quan trọng hơn cả, để trẻ hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng trong thức ăn, ăn uống ngon lành, phát triển toàn diện, mẹ cần biết cách chọn lựa thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, để đảm bảo chất dinh dưỡng, an toàn với sức khỏe của con.

Và mẹ phải biết khéo léo kết hợp các loại thực phẩm để nấu nên các món ăn dặm truyền thống hấp dẫn bé từ màu sắc đến mùi vị.

Phương pháp ăn dặm truyền thống được nhiều gia đình áp dụng

2. Phương pháp ăn dặm truyền thống được thực hiện như thế nào?

Khi cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống, mẹ hãy cho bé ăn theo từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: giúp bé làm quen với thức ăn

Khi bắt đầu ăn dặm truyền thống, mẹ hãy lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé, nấu ninh kỹ, rồi xay nhuyễn, lọc lại qua rây để thu được hỗn hợp loãng, mềm mịn và múc cho bé ăn từng thìa nhỏ.

ở giai đoạn này, bé chỉ cần ăn khoảng 100-150ml/lần ăn, sau đó bé ăn quen có thể tăng lên 300-400ml/ lần, và vẫn cho bé bú theo giấc bú hay theo nhu cầu của bé. Mẹ có thể nấu cho bé ăn các món bột với thịt lợn, gà, bò, lòng đỏ trứng, …

  • Giai đoạn 2: sau khi ăn thực hiện ăn dặm được chừng 1-3 tháng

Trong giai đoạn này, mẹ cho bé ăn 1 bữa cháo và 2 bữa bột mỗi ngày. Cháo mẹ nấu nhuyễn vừa phải, vẫn kết hợp đầy đu chất tinh bột, rau củ và chất đạm trong mỗi bữa ăn cho bé.

Từ tháng thứ 7, ngoài thịt gà, lợn, trứng,… như trước đây, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn thêm cua đồng, cá đồng, lươn, …để bổ sung thêm chất dinh dưỡng.

  • Giai đoạn 3: Từ 3 – 6 tháng sau khi ăn dặm

Trong giai đoạn này, bé đã bắt đầu mọc răng, hãy tập cho bé làm quen với các món ăn thô, như cho bé ăn chuối, đu đủ chín, cháo nấu đặc hơn, còn nguyên hạt cháo không cần xay nhuyễn (nhưng các thực phẩm nấu kèm vẫn cần xay nhuyễn trước khi cho vào nấu cùng cháo), mẹ cũng có thể cho bé ngồi ăn cùng gia đình trong các bữa ăn.

  • Giai đoạn 4: bé trên 1 tuổi

Ở giai đoạn này, bé có thể ăn hầu hết các thực phẩm như người lớn. Mẹ nên chuyển từ thực phẩm xay mịn sang thực phẩm thô, băm nhỏ, tập cho bé kỹ năng nhai, nuốt, cho bé ăn với nhiều nhóm thực phẩm, tiếp xúc với nhiều món thức ăn hơn, để tập cho bé thói quen ăn đồng đều các món ăn, không kén ăn, “món thích món ghét”.

Phương pháp ăn dặm truyền thống phù hợp với nhiều bé

Phương pháp ăn dặm truyền thống phù hợp với nhiều bé

3. Thực đơn ăn dặm truyền thống

Dưới đây là cách chế biến các món cháo ăn dặm cho bé 9-12 tháng tuổi, các mẹ có thể tham khảo:

  • Món cháo gan gà – khoai lang

Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 50 gram

Gan gà: 50 gram

Khoai lang : 50 gram

Dầu ăn : 1 muỗng canh

Cách chế biến:

  • Gạo tẻ ngâm 30 phút, đãi sạch rồi nấu chín nhừ bằng bếp ga, bếp điện, nồi cơm điện hoặc nồi áp suất.
  • Gan gà làm sạch, tách bỏ hết phần màng bên ngoài, rồi băm thật nhỏ.
  • Khoai lang nạo vỏ, rửa sạch, luộc hoặc hấp chín, sau đó dầm nhuyễn.
  • Xào chín gan gà với một thìa cà phê dầu ăn, sau đó cho gan gà, khoai lang vào nồi cháo, khuấy đều tay chừng 3-5 phút.
  • Súp khoai tây thịt bò

Nguyên liệu:

Thịt bò thăn: 50 gram

Cà rốt: 50 gram

Khoai tây: 50 gram

Sơ chế nguyên liệu

Cách chế biến:

  • Thịt bò rửa sạch, lọc bỏ gân mỡ, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ.
  • Cà rốt, khoai tây gọt vỏ rửa sạch sau đó cắt miếng, nấu hoặc hầm chín mềm, rồi nghiền nhuyễn. Nếu như trẻ đã có thể nhai tốt thì mẹ nên xắt nhỏ thay vì nghiền nhuyễn.
  • Nấu chín thịt bò rồi cho cà rốt khoai tây đã nghiền vào khuấy đều. Đổ hỗn hợp súp này ra đĩa cho thêm 1 thìa cà phê dầu ăn.
  • Cháo tim cà rốt rau cải ngọt và khoai tây.

Nguyên liệu :

Tim heo (có thể thay thế bằng thịt bò hoặc gà): 50 gram

Cả rốt: 50 gram

Khoai tây: 50 gram

Rau cải ngọt: 50 gram (chỉ lấy phần lá)

Cách ché biến:

 

  • Tim heo (hoặc thịt) rửa sạch, băm nhỏ sau đó xào chín.
  • Cà rốt và khoai tây nạo sạch vỏ, hấp chín sau đó nghiền nhuyễn, thêm chút nước và quấy đều, cho tim heo vào nấu cùng.
  • Cải rửa sạch, cắt hoặc băm nhỏ, cho vào nồi khoai hầm và nấu cùng 3-4 phút cho rau chín là hoàn thành món ăn.

Ngoài thực đơn có các món ăn dặm truyền thống kể trên, các mẹ cũng có thể bổ sung nhiều món ăn dặm với các nhóm thực phẩm đa dạng khác nhau, bé được thay đổi khẩu vị, ăn ngon miệng hơn.

Thực đơn ăn dặm truyền thống

Bé hợp tác với phương pháp ăn dặm truyền thống

Trên đây là những điều các mẹ có thể tham hảo về phương pháp ăn dặm truyền thống. Có thể thấy, ăn dặm là bước chuyển vô cùng quan trọng, mẹ nên lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp để con làm quen với thức ăn mới, con ăn tốt, hấp thu được tối đa dinh dưỡng từ nguồn thức ăn này.

Nếu khi bắt đầu ăn dặm, bé gặp phải các chứng rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu vì hệ tiêu hóa chưa thích nghi với chế độ ăn mới, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn tùy theo nhu cầu, độ tuổi của bé.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 1800 1125 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc