Men tiêu hoá là gì? Tác dụng? Khi nào dùng cho trẻ

Từ trước đến nay do thói quen, sự thiếu hiểu biết và sự mập mờ của các nhà sản xuất cùng với việc giải thích không đầy đủ của nhân viên y tế khiến cho không ít người lạm dụng men tiêu hóa trong mọi trường hợp biếng ăn, chậm lớn hay mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là những sự thật về việc bổ sung men tiêu hóa cho trẻ có lẽ khiến nhiều cha mẹ “giật mình”.

Men tiêu hóa là gì

Nhiều người hiểu sai về men tiêu hóa

Men tiêu hóa là gì?

Men tiêu hóa (hay còn gọi là enzym) do cơ thể (chủ yếu từ ống và tuyến tiêu hóa) tiết ra để tiêu hóa thức ăn (cắt nhỏ thức ăn thành những phần tử nhỏ để được hấp thu vào máu). Một số men tiêu hóa quan trọng như:

  • Men amylase của tuyến nước bọt có tác dụng trong việc phân giải tinh bột đã nấu chín.
  • Acid clohydric (HCl) và các men pepsin, lipase của dạ dày là những thành phần có tác dụng làm mềm thức ăn, phân cắt các sợi collagen, phân cắt chất đạm thành những chuỗi polypeptid ngắn.

[symple_box color=”red” fade_in=”false” float=”center” text_align=”left” width=””]Tuy nhiên, men pepsin của dạ dày chỉ có tác dụng tiêu hóa được 10-20% chất đạm của thức ăn. Còn men lipase của dạ dày lại có tác dụng rất yếu, chỉ tiêu hóa được dạng chất béo đã được nhũ tương hóa (chất béo của sữa, trứng).[/symple_box]

  • Các men của dịch tụy là quan trọng nhất bao gồm men amylase có tác dụng tiêu hóa tinh bột mạnh hơn nhiều lần so với men amylase của nước bọt.
  • Men tiêu hóa chất đạm của tụy bao gồm trypsin, chymotrypsin, carboxypolypeptidase, dưới tác dụng của chúng, chất đạm sẽ được phân giải thành các đoạn acid amin đơn giản hơn
  • Men tiêu hóa mỡ của tụy là các men lipase (sau khi mỡ được nhũ tương hóa nhờ muối mật), dưới tác dụng của nó, phần lớn mỡ của thức ăn sẽ được tiêu hóa hết.
  • Gan bài tiết ra acid mật và muối mật đóng vai trò quan trọng trong việc hòa tan các chất mỡ, tạo điều kiện cho các men lipase tiêu hóa mỡ hoạt động suôn sẻ.

Men tiêu hóa giúp lượng mỡ trong thức ăn được tiêu hóa hết

Tác dụng

Men tiêu hóa cho bé được bác sĩ kê đơn khi xác định trẻ thiếu men tiêu hóa hoặc muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn ở trẻ kém hấp thu. Trẻ mới ốm dậy, thể lực yếu, hệ tiêu hóa chưa tiết men đầy đủ cũng là đối tượng nên dùng để giúp cơ thể hồi phục nhanh. 

Men tiêu hóa chỉ được dùng trong một khoảng thời gian nhất định, không nên sử dụng lâu ngày vì có thể làm giảm sự bài tiết enzym tự nhiên của cơ thể, khiến cơ thể phụ thuộc vào nguồn enzym cung cấp từ ngoài vào.

Bên cạnh đó, trẻ dưới 6 tháng tuổi cũng không nên cho uống vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định sẽ dẫn đến tiêu chảy nếu dùng không đúng cách, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ về sau này.

Trong cơ thể có rất nhiều men tiêu hóa

Một số loại men tiêu hoá có ở tuyến nước bọt để tiêu hoá tinh bột; chất béo tiêu hoá do enzym ở gan và mật tiết ra; men tiêu hoá do dạ dày tiết ra để tiêu hoá một phần đạm, một số chất đạm, chất xơ khó tiêu hoá do lợi khuẩn tiết ra.

Ở Dạ dày

– Pepsin được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là pepsinogen. Trong môi trường toan (pH < 5,1) được hoạt hóa thành pepsin hoạt động, phân giải protein của thức ăn thành các mạch dài (polypeptra) hoặc ngắn (pepton).

Pepsinogen trong dạ dày

– Lipase: Tác dụng tiêu hóa lipid của thức ăn đã được nhũ tương hóa (lipid của trứng và sữa) bằng cách cắt liên kết este giữa glycerol với acid béo thành acid béo và monoglycerid.

– Men sữa – caseinogen (Lact – ferment remin) phối hợp với ion Ca++ phân giải protein hòa tan của sữa thành các caseinat Ca kết tủa được giữ lại ở dạ dày, còn phân lỏng gọi là nhũ thanh được đưa ngay xuống ruột non. Nhờ đó dạ dày có thể tiếp nhận một thể tích sữa lớn hơn dung tích của chính nó.

Acid clohydric (Hcl) làm tăng hoạt tính của pepsin. Phá vỡ vỏ liên kết bao bọc quanh các bó sợi cơ trong thức ăn và hòa tan Mcleoprotid tạo điều kiện cho pepsin tiêu hóa protein, ngoài ra Hcl còn có tác dụng sát khuẩn.

Chất nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chất glycopde đặc biệt có trong chất nhầy giúp vitamin B12 được hấp thu dễ dàng hơn tránh bị thiếu máu. Như vậy ổ dạ dày thức ăn mới chỉ bắt đầu được tiêu hóa khoảng 30-40%, tinh bột chín được biến thành Mantoza và Dextrin, protein được hòa tan, một phần được phân hủy thành pepton và polypeptid.

Chỉ có lipid của trứng và sữa là được tiêu hóa ở dạ dày. Đây là một quá trình chuẩn bị để thích hợp với quá trình tiêu hóa tích cực và triệt để hơn ở ruột non. Ruột non là nơi hoàn tất quá trình tiêu hóa các thức ăn và thực hiện hấp thu các chất dinh dưỡng qua niêm mạc vào máu. Ở ruột non có 3 loại dịch tiêu hóa là dịch tụy, dịch mật và dịch ruột.

Dịch tụy

Có đủ các loại men để tiêu hóa protin, lipid và glucid.

– Men tiêu hóa protid: gồm có trypsin, chymotrysin và carboxypeptidase. Tác dụng phân giải protein của thức ăn thành polypeptid sau đó lại phân giải polypeptid thành các dipeptid acid amin.

Quá trình hấp thụ lipid

– Men tiêu hóa lipid: Bao gồm lipase tụy phân giải được gần như hoàn toàn triglycerid của thức ăn do ở ruột có mật làm cho lipid của thức ăn bị nhũ tương hóa. Còn có phospholipase phân giải mọi loại phospholipid của thức ăn và cholesterol esterase phân giải este của cholesterol thành acid béo và sterol.

Với nhóm men này mọi loại lipid của thức ăn đã bị tiêu hóa hoàn toàn thành glycerol và acid béo.

– Men tiêu hóa glucid: Gồm Amylaza phân giải cả tinh bột chín và sống thành Maltose và Maltase phân giải Maltose thành glucose.

– Như vậy trong thực tế dịch tụy có thể thay thế cho tất cả các dịch tiêu hóa khác. Khi bị suy dinh dưỡng, tuyến tụy bị teo đét, khả năng bài tiết dịch tụy giảm đi làm rối loạn nghiêm trọng việc tiêu hóa và hấp thu.

Dịch mật

Do gan bài tiết ra. Mật gồm muối mật và sắc tố mật. Muối mật làm nhũ tương hóa tất cả các lipid thức ăn làm tăng tác dụng của các men tiêu hóa, góp phần hấp thu các sản phẩm tiêu hóa của lipid. Muối mật còn cần thiết cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu gồm vitamin D, A, E, K.

Dịch ruột

Cũng có đầy đủ các nhóm men tiêu hóa protein, lipid và glucid.

Men tiêu hóa protid gồm aminopeptidase, dipeptidase… có tác dụng phân giải các peptid, dipeptid thành các acid amin để cơ thể hấp thu được.

Các men này không tác dụng thẳng lên protid của thức ăn mà chỉ tiếp tục tác dụng lên các chất dinh dưỡng đã bị các men của dịch vị và dịch tụy công phá.

Men tiêu hóa lipid có lipase, cholesterol esterase và phốtpho lipase. Và men tiêu hóa glucid có Amylase và Maltase, ngoài ra còn có saccharase, phân giải saccharose (đường mía) thành glucose và galactose.

Qua phần giới thiệu trên, chúng ta thấy men tiêu hóa được bài tiết ở nhiều bộ phận của hệ thống tiêu hóa. Khi trẻ biếng ăn ngoài việc tìm các nguyên nhân thực thể để điều trị thì việc dùng men tiêu hóa để kích thích cho trẻ ăn nhiều hơn ngon hơn chỉ nên kéo dài 7-10 ngày.

Bổ sung men tiêu hóa trong một vài trường hợp kích thích trẻ ăn ngon

Sau đó trẻ ăn tốt hơn, hệ thống tiêu hóa của cơ thể lại tự bài tiết ra các men tiêu hóa và còn một số dịch khác ngoài men sẽ giúp cho việc tiêu hóa như Neopeptin có Amylase (tiêu hóa tinh bột) Papain (tiêu hóa đạm).

Khi nào nên dùng men tiêu hóa cho trẻ?

Tất cả những người bị rối loạn hoạt động tiết men tiêu hóa đều có thể dùng được. Trong  đó trẻ em là đối tượng đầu tiên vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và lượng men tiêu hóa thường tiết ra không đủ. Cho nên, trong một số trường hợp cụ thể  như:

  • Trẻ biếng ăn kèm theo suy dinh dưỡng, đi ngoài phân sống…
  • Các trường hợp giảm tiết dịch men tiêu hóa.
  • Người mới ốm dậy, người thể lực yếu cũng là đối tượng nên dùng. 
  • Khi trẻ bị rối loạn hoạt động tiết men tiêu hóa.
  • Khi nghi ngờ hoặc có bằng chứng cơ thể trẻ bị thiếu một hoặc một vài loại men tiêu hóa nào đó.
  • Khi muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hoặc giảm bài tiết, thường gặp khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, viêm teo ruột, u xơ tuyến tụy, suy dinh dưỡng nặng, cắt dạ dày, cắt đoạn ruột,…
  • Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, dùng kháng sinh dài ngày khiến việc tiết các men tiêu hóa bị hạn chế, gây thiếu men.

Không nên sử dụng men tiêu hóa trong các trường hợp sau:

  • Trẻ bị đi ngoài phân sống, tiêu chảy có kèm theo đau bụng, bị rối loạn tiêu hóa, đi đại tiện phân có máu.
  • Những người bị viêm tụy, viêm loét dạ dày, tăng tiết axit dạ dày.

Cách uống men tiêu hóa là không nên dùng trước bữa ăn, cũng không nên dùng sau khi ăn chừng 2 tiếng đồng hồ. Tốt nhất dùng cùng bữa ăn hoặc ngay sau ăn.

Vì khi dùng lúc đói, dạ dày hoàn toàn trống rỗng. Nồng độ axit trong dạ dày sẽ là chìa khóa kích hoạt các men tiêu hóa trong sản phẩm. Các men này được kích hoạt trong tình trạng không có thực phẩm sẵn có, chúng trở nên kích ứng niêm mạc dạ dày, vì vậy dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Đó cũng là giải đáp cho câu hỏi men tiêu hóa uống lúc nào.

Một số trường hợp bị sống phân hoặc bị tiêu chảy có đau bụng kèm theo, các trường hợp đại tiện phân có máu hoặc nôn ra máu, bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm độc các hợp chất hóa học hoặc bị bỏng axit cũng tuyệt đối tránh xa sản phẩm này.

Mẹ nên tìm hiểu kỹ khi nào thực sự cần cho con uống men tiêu hóa

[symple_box color=”red” fade_in=”false” float=”center” text_align=”left” width=””]Men tiêu hóa hoàn toàn khác với men vi sinh bởi đó không phải là các vi khuẩn sinh học mà là những hợp chất được bào chế và có tác dụng như các enzym tiêu hóa (men) của nước bọt, dạ dày, tụy, ruột… giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn (hỗ trợ tiêu hoá làm nhỏ, mềm thức ăn để hấp thu).[/symple_box]

Chi tiết cách phân biệt Men tiêu hóa và men vi sinh

Dùng men tiêu hóa để trị tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa: Mẹ ơi! Đừng hại con nữa!

Bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân – Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba khuyến cáo, dùng men tiêu hóa để trị tiêu chảy, táo bón và rối loạn tiêu hóa là hoàn toàn sai lầm. Việc bố mẹ sử dụng men tiêu hóa “vô tội vạ” khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ không chỉ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng mà còn dẫn đến những hậu quả lâu dài và khó lường đối với sự phát triển của trẻ.

Thông thường, men tiêu hóa chỉ nên sử dụng trong khoảng 7-10 ngày. Nhưng có những trẻ được bố mẹ cho dùng liên tục trong nhiều tháng gây tác dụng ngược. Bởi men tiêu hóa là do cơ thể tự tiết ra, nếu dùng men tiêu hóa kéo dài sẽ tác động trực tiếp vào các cơ quan và bộ phận tiết men, khiến các tuyến men sẽ bị ức chế, suy giảm chức năng bài tiết và bị teo lại. Hậu quả là trẻ suốt đời sẽ phải phụ thuộc vào các men tiêu hóa được bổ sung từ bên ngoài vào. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này.

Để sử dụng men tiêu hóa hiệu quả, ngoài việc dùng men tiêu hóa theo đúng chỉ định của bác sĩ, bố mẹ cũng nên lưu ý về thời điểm sử dụng. Theo đó, nên cho cho trẻ uống men tiêu hóa sau khi ăn khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng; chỉ nên sử dụng từng đợt tối đa khoảng 10 ngày; tuyệt đối không lạm dụng và sử dụng trong thời gian dài.

Vậy nên dùng men nào?

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân, nhiều bố mẹ thường nhầm lẫn giữa men tiêu hóa và men vi sinh là một. Nhưng thực tế về bản chất 2 loại men này là hoàn toàn khác nhau.

Hai loại men có công dụng hoàn toàn khác nhau

Muốn loại trừ tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa cho trẻ, mẹ nên sử dụng men vi sinh chứa Probiotic và Prebiotic. Probiotic còn gọi là lợi khuẩn; Prebiotic là chất xơ hòa tan có tác dụng bổ sung các lợi khuẩn cần thiết cho cơ thể, giúp cân bằng hệ khuẩn đường ruột, từ đó khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa nhanh chóng và hiệu quả.

Việc bổ sung men vi sinh đúng cách và đầy đủ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa phát triển tốt, quyết định 80% hệ thống miễn dịch và hấp thu 100% các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khác với men tiêu hóa, mẹ có có thể sử dụng men vi sinh cho trẻ lâu dài từ 3 – 6 tháng.

Ngoài việc sử dụng men vi sinh, các mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ hàng ngày thật khoa học và hợp lý. Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên nấu nhừ, loãng các món ăn của bé; chia thành nhiều bữa nhỏ; cho trẻ uống nhiều nước và duy trì việc uống sữa đều đặn hàng ngày…

Bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân khuyến cáo:“Men tiêu hóa chỉ phát huy hiệu quả  và đảo bảo an toàn khi được sử dụng đúng cách. Do đó, bố mẹ không nên lạm dụng, đặc biệt khi sử dụng phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn”.

Nên dùng đúng men tiêu hóa cho trẻ

Hiện nay có khá nhiều người gọi “men tiêu hóa” cho các thuốc hay chế phẩm có tác dụng giúp chức năng tiêu hóa tốt hơn, đặc biệt dùng cho trẻ con khi chúng có vẻ chán ăn, không chịu ăn. Có người còn xem chế phẩm loại này là thuốc bổ.

Nhiều mẹ tìm đến men tiêu hóa khi trẻ chán ăn

Xem kỹ ta sẽ thấy chế phẩm được gọi là “men tiêu hóa” ấy thực ra là 2 loại khác nhau về bản chất. như vậy, chữ “men tiêu hóa” đã được dùng nên hiểu đúng với 2 nghĩa.

Nên lưu ý, khi bổ sung men tiêu hóa dưới dạng thuốc xem như chúng ta đã bổ sung từ ngoài vào giúp cho cơ thể tiêu hóa thức ăn, vì thế chỉ dùng khi thực sự cần thiết. Không nên lạm dụng vì dùng dài ngày sẽ gây tác dụng ngược (feedback) do lượng men tiêu hóa được cung cấp nhiều từ bên ngoài trong thời gian dài sẽ ức chế các tuyến tiết ra men tiêu hóa nội sinh có trong cơ thể.

Con mang bệnh vì mẹ lạm dụng men tiêu hóa

Vì thấy con lười ăn, biếng ăn, nhiều bà mẹ đã tự ý mua men tiêu hóa về cho con uống vì nghe nói nó có tác dụng kích thích sự thèm ăn.

Con mắc đủ thứ bệnh vì mẹ dại

Thấy cậu con trai đã tròn 1 tuổi mà mới chỉ nặng 9kg, chị Lan (Hà Nội) đã không đưa con đi khám dinh dưỡng mà tự ý đi mua men tiêu hóa về cho con uống. Chị Lan cho biết: “Con của hàng xóm cũng biếng ăn, đã đưa đi khám dinh dưỡng rồi cả đông tây y mà có tác dụng gì đâu”.

Suốt 2 tháng ròng rã cho con uống men tiêu hóa, tình trạng biếng ăn của cu Bin vẫn không cải thiện một chút nào. Chán vì thấy men tiêu hóa không có tác dụng gì, chị dừng lại không cho con uống nữa. Nhưng khi vừa dừng sử dụng men tiêu hóa thì cu Bin có hiện tượng đi ngoài bất thường, lúc thì táo bón, lúc lại xì xoẹt như tiêu chảy.

Đưa con đi khám chị mới biết cu Bin bị loạn khuẩn đường ruột do phụ thuộc quá nhiều vào men tiêu hóa nên vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột không tự cân bằng được.

Lúc này chị Lan mới ngớ người ra vì chị nhớ là rõ ràng trên gói men tiêu hóa ghi có tác dụng kích thích sự thèm ăn, giúp bé ăn ngon miệng, thậm chí dùng được cả khi trẻ bị tiêu chảy hay táo bón. Vậy mà cu Bin nhà chị lại ra nông nỗi này.

Còn chị Nhung (Hà Nội) đang cho con đi cấp cứu ở khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai vì tiêu chảy cấp cho biết: “Sau đợt con gái ốm dài, lại xuất hiện triệu chứng lười ăn, mệt mỏi, nghe lời chị dâu nên tôi đã đi mua men tiêu hóa về cho con uống. Nhưng sau khi uống men tiêu hóa con gái vẫn lười ăn và lại mệt mỏi hơn, nghĩ là cháu không hợp với loại men này nên tôi đã đổi sang loại khác, ai ngờ cháu bị tiêu chảy”.

Nên khám bệnh và dùng thuốc theo chi định của bác sỹ

Nhập viện, các bác sĩ ở đây mới cho biết con gái chị bị tiêu chảy cấp vì lạm dụng men tiêu hóa. Chị Nhung phân trần: “Tôi thấy con của chị dâu cũng uống men tiêu hóa và ăn uống rất tốt, lại nghe quảng cáo trên tivi là nên thường xuyên bổ sung chế phẩm có chứa men vi sinh để kích thích hệ tiêu hóa nên tôi mới cho con uống, ai ngờ ra nông nỗi này”.

Dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Thực chất thì men tiêu hóa cũng là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì phải có sự chỉ định của bác sĩ mới nên dùng. Nhiều bà mẹ quá lạm dụng men tiêu hóa vì nghĩ rằng nó tiêu hóa tốt các thức ăn và kích thích ăn ngon, chẳng có hại gì nên vô tư cho con sử dụng”.

Bác sĩ Dũng giải thích: “Bản thân cơ thể con người đều có thể sản xuất ra men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Nếu cha mẹ lạm dụng việc cho con uống men tiêu hóa dài ngày sẽ khiến cơ thể ‘lười biếng’ không sản sinh ra men tiêu hóa, lâu dần sẽ ‘giảm công suất’ và trở nên ‘đình đốn’. Lúc này, cơ thể bé sẽ phải phụ thuộc suốt đời vào men tiêu hóa được đưa vào”.

Còn theo bác sĩ Lê Thị Hải (Giám đốc Trung tâm khám dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cũng cho biết thêm về thực trạng lạm dụng men tiêu hóa của các bà mẹ trẻ: “Hầu hết các trường hợp đưa con biếng ăn đến đây khám khi được hỏi đều trả lời rằng đã từng cho con uống men tiêu hóa trước đó”.

Không nên lạm dụng men tiêu hóa

Bác sĩ Hải cho biết thêm: “Biếng ăn ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân như tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, bị các bệnh bẩm sinh ở hệ tiêu hoá, tim mạch… Vì vậy, khi thấy bé lười ăn, cha mẹ cần đưa con đi khám bệnh xác định nguyên nhân và trước hết phải điều trị nguyên nhân dẫn đến bé lười ăn, bác sĩ có thể kê kèm theo một ít men tiêu hoá để kích thích bé ăn ngon miệng và chỉ sử dụng trong khoảng thời gian nhất định chứ không kéo dài”.

“Việc lạm dụng men tiêu hóa và sử dụng nó như cơm bữa khi không có chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài và khó lường. Vì vậy các mẹ đừng bao giờ chỉ vì nghe lời khuyên truyền miệng hay nghe theo quảng cáo mà cho bé sử dụng men bừa bãi”, bác sĩ Hải cảnh báo.

Hy vọng những phân tích trên đây đã giúp nhiều người có cái nhìn đúng đắn về men tiêu hóa và cũng là lời cảnh tỉnh cho những bậc phụ huynh đang mắc sai lầm trong việc sử dụng men tiêu hóa cho trẻ bởi việc làm này lợi ít hại nhiều thậm chí gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

 

Rate this post

Danh sách nhà thuốc