Tiêu chảy là gì? Cách nào điều trị hiệu quả nhất?

Tiêu chảy là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Vậy bệnh tiêu chảy là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh? Triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, phân toàn nước hoặc có nhiều nước hơn so với bình thường. Người bị tiêu chảy thường đi ngoài 3 lần 1 ngày hoặc có thể nhiều hơn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn thường đi ngoài trên 3 lần mỗi ngày nhưng phân sền sệt hoặc nát thì không phải tiêu chảy.

tieu-chay-la-gi

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, phân toàn nước hoặc có nhiều nước hơn so với bình thường.

Hiện nay, bệnh tiêu chảy được chia thành 3 loại chính gồm: Tiêu chảy cấp, tiêu chảy bán cấp và tiêu chảy mãn tính. Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị bệnh tiêu chảy. Khi phân càng nhiều nước thì tình trạng  bệnh càng nguy hiểm. Trẻ em là đối tượng dễ bị tử vong do tiêu chảy cao hơn so với người lớn vì trẻ thường bị mất nước rất nhanh.

Xem thêm Trẻ bị tiêu chảy: Triệu chứng, Cách khắc phục và Phòng tránh

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, tiêu chảy là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến và thường sẽ tự khỏi sau khoảng từ 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu trường hợp bị tiêu chảy nặng kèm theo tình trạng mất nước hoặc các dấu hiệu nguy hiểm khác sẽ đe dạo tới tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Các triệu chứng điển hình khi bị tiêu chảy

Như vậy các bạn đã hiểu bệnh tiêu chảy là gì? Vậy khi bị tiêu chảy thường có các triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng tiêu chảy chung:

  • Phân lỏng, có thể lẫn máu
  • Đi ngoài nhiều lần.
  • Đau bụng âm ỉ.
  • Xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn mửa.
  • Đau đầu, ăn không ngon.
  • Sốt.
  • Khát nước liên tục do cơ thể bị mất nước.
  • Có thể bị tiểu són, mót rặn.

Các triệu chứng tiêu chảy ở người lớn:

+ Phân hoa cà hoa cải, có nhầy máu, phân sống, phân toàn nước.

+ Đau bụng từng cơn hoặc đau âm ỉ, đặc biệt tình trạng đau gia tăng mỗi khi đi đại tiện.

+ Có thể nôn nhiều ra thức ăn, dịch mật và nước.

+ Sút cân nhanh.

+ Có dấu hiệu mất nước như da khô, khát nước liên tục.

trieu-chung-bi-tieu-chay

Có thể nôn nhiều ra thức ăn, dịch mật và nước

Các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em:

  • Đi ngoài phân lỏng.
  • Đại tiện liên tục và nhiều lần trong ngày.
  • Đại tiện không kiểm soát.
  • Đau bụng.
  • Vã mồ hôi thành từng hạt.
  • Sốt cao, kèm theo khát nước.

Nguyên nhân nào gây bệnh tiêu chảy?

Các bác sĩ cho biết, các nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy gồm có:

– Do virus: Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy là do cơ thể bị nhiễm các loại virus gây hại như: Rotavirus, Caliciviruses, Adenovirus, Astrovirus.

– Do vi trùng: Các loại vi trùng, vi khuẩn gây tiêu chảy gồm có: Staphylococcus aureus (S. aureus); Clostridium perfringens; Bacillus cereus; Salmonella; Shigella; Escherichia coli ( E. coli ); Campylobacter jejuni; Yersinia enterocolitica; Vibrio parahaemolyticus; Vibrio cholerae…Các vi trùng và vi khuẩn này thường tấn công vào cơ thể con người qua đường thực phẩm và ăn uống.

– Do ký sinh trùng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy hàng đầu. Có thể liệt kê một số loại ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy như: giardia lamblia, cryptosporidium và entamoeba histolytica. Các ký sinh trùng này thường tấn công và xâm nhập vào cơ thể con người thông qua con đường thực phẩm, sau đó sinh sôi phát triển và gây hại cho hệ tiêu hóa.

– Do thuốc: Ngoài ra, một số trường hợp bị tiêu chảy là do sử dụng các loại thuốc trụ sinh, thuốc nhuận tràng hay thuốc chống cao huyết áp. Không chỉ vậy, những người uống nhiều bia rượu, trà, cà phê… cũng có nguy cơ bị tiêu chảy rất cao.

– Do bệnh: Rất nhiều trường hợp bị tiêu chảy do luôn lo lắng, stress, căng thẳng, có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm hoặc nhiễm trùng máu.

nguyen-nhan-gay-tieu-chay

Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy là do cơ thể bị nhiễm các loại virus gây hại

Các cách điều trị bệnh tiêu chảy tại nhà cực đơn giản

Tiêu chảy không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mà nguy hiểm nhất là bệnh tiêu chảy sẽ gây mất nước, mất cân bằng điện giải, nhiễm độc gan, rối loạn chức năng thận, gây sốc… Do đó, nếu bạn hoặc những người trong gia đình bị tiêu chảy, cần áp dụng một số cách xử lý tại nhà như sau:

+ Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước lớn cùng các chất khoáng và chất điện giải. Chính vì vậy, bạn cần bổ sung lượng nước và các dưỡng chất cần thiết đã bị mất đi bằng cách uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày, ngoài ra bạn có thể uống kèm các loại nước ép trái cây.

+ Bổ sung chất điện giải: Chất điện giải là hàm lượng muối ở trong cơ thể. Việc mất cân bằng điện giải khi bị tiêu chảy sẽ gây mệt mỏi, loạn nhịp tim, tim đập nhanh, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này, ngoài việc bù nước, bạn cần bổ sung muối vào nước uống để bổ sung chất điện giải Na+.

+ Nghỉ ngơi đầy đủ: Một trong những cách điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả đó chính là nghỉ ngơi đầy đủ. Việc cơ thể được nghỉ ngơi thoải mái, thư giãn sẽ giúp đẩy lùi bệnh tiêu chảy nhanh hơn. Khi nằm nghỉ ngơi bạn có thể đặt một chai nước ấm lên bụng để làm thuyên giảm các cơn co thắt và đau bụng rất tốt.

+ Tránh xa các thực phẩm gây hại: Phô mai, sữa các chế phẩm từ sữa và các thực phẩm có chứa đường sẽ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng và tồi tệ hơn.

Ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn

+ Ăn sữa chua: Bạn có biết sữa chua là cách điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả. Nhờ hàm lượng các axit lactic dồi dào nên sữa chua có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại giúp bệnh tiêu chảy mau khỏi hơn. Không chỉ vậy, các lợi khuẩn có trong sữa chua còn giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

+ Ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột: Các thực phẩm giàu tinh bột rất tốt cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, khi chế biến các thực phẩm này bạn không nên cho thêm muối hoặc đường, tránh xa khoai tây và bột yến mạch vì sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Thay vào đó nên ăn nhiều cháo trắng, cơm trắng, cà rốt vừa giàu dinh dưỡng vừa chữa trị bệnh tiêu chảy rất hữu hiệu.

+ Trà hoa cúc: Trà hoa cúc cũng được xem là phương pháp cầm tiêu chảy tự nhiên, an toàn và hiệu quả do có chứa hàm lượng tannin.

Bị tiêu chảy khi nào cần đến bệnh viện?

Theo các bác sĩ, đa phần các trường hợp bị tiêu chảy sẽ tự khỏi sau khoảng 1-2 ngày mà không cần áp dụng cách chữa trị đặc biệt nào. Tuy nhiên, nếu việc điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm tới sức khỏe.

Trẻ nhỏ hay người lớn đều cần đi khám nếu có bất thường

Khi có một trong các triệu chứng dưới đây, bạn cần đến bệnh viện ngay:

  • Cơ thể mất nước nghiêm trọng với các dấu hiệu như liên tục khát nước, khô miệng, đau bụng.
  • Nước tiểu có màu sẫm, thậm chí không có cảm giác muốn đi tiểu.
  • Phân đen hoặc có máu và chất nhầy
  • Chóng mặt, sốt kèm theo tình trạng đau bụng quằn quại.

Làm thế nào để phòng tránh tiêu chảy?

Việc nhận biết tiêu chảy là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy sẽ giúp bạn có thể phòng tránh bệnh lý này thông qua việc thực hiện tốt các nguyên tắc dưới đây:

– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi vứt rác, sau khi chơi với vật nuôi và sau khi thay bỉm cho trẻ nhỏ.

– Khi bị tiêu chảy nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi tại nhà, không nên đi học, đi làm.

– Không sử dụng nước nhiễm khuẩn.

– Không uống nước khi chưa đun sôi.

– Rửa rau củ quả thật kỹ trước khi ăn.

– Nấu chín kỹ các loại thức ăn trước khi ăn.

– Khi luộc trứng nên luộc đến khi lòng đỏ chín kỹ.

– Vệ sinh tay, thớt và dao sau khi dùng để thái các thực phẩm sống.

phong-benh-tieu-chay

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên xung quanh vấn đề tiêu chảy là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh tiêu chảy, các bạn đã có thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình tốt nhất!

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc